Thứ năm, 09/05/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/01/2010
Phát triển nguồn nhân lực CNTT: Vẫn loay hoay tìm lời giải

Nhân lực CNTT của Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu cả chất lẫn lượng.
 

Không còn là câu chuyện mới, thậm chí được nhắc đi nhắc lại nhiều trong vòng 5 năm trở lại đây, song việc phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam như thế nào cho hiệu quả vẫn là một bài toán chưa có lời giải xác đáng nhất ở thời điểm này.

Chiều qua, 13/1, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai, một “Hội nghị diên hồng” dành riêng cho vấn đề này mang tên “toạ đàm về phát triển nguồn nhân lực CNTT” đã thu hút sự tham gia của đại diện của các Hội, Hiệp hội chuyên ngành về CNTT cùng đại diện một số doanh nghiệp, trường đại học, cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn Hà Nội.

 

Theo con số mà Vụ Công nghệ thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra, năm 2008, số lao động trong ngành CNTT có hơn 200 ngàn người trong đó ngành công nghiệp phần cứng là 110 ngàn, ngành công nghiệp phần mềm 57 ngàn và công nghiệp nội dung số là 40 ngàn.

 

Trong lĩnh vực đào tạo, nếu như năm 2006 cả nước có 269 trường có ngành đào tạo liên quan đến CNTT thì con số này đã tăng lên vào năm 2007, 2008. Cụ thể, năm 2007 đã có tới 347 trường có đào tạo CNTT và năm 2008 là 390 trường.

 

Mặc dù số lượng trường đào tạo về CNTT đã không ngừng tăng như vậy song theo đánh giá chung, nhân lực CNTT Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong khi đó, nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT hiện nay lại rất lớn.

 

Thiếu cả thầy lẫn thợ

 

Theo đánh giá của các doanh nghiệp CNTT, hiện nay, khả năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh của sinh viên Việt còn kém. Thêm vào đó, các khả năng mềm khác như khả năng trình bày, khả năng tư duy và làm việc nhóm cũng không có gì khả quan. Nguyên nhân được các doanh nghiệp nêu ra đó là chương trình đào tạo trong các nhà trường còn thiếu cập nhật; lạc hậu. Chất lượng giảng viên cũng là một vấn đề. Một hạn chế nữa đó là vấn đề cơ sở vật chất, thư viện. Nguyên nhân khác được đề cập tới là thiếu sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

 

Ông Vũ Hoàng Liên, giám đốc công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC chia sẻ, trước nay nhân lực CNTT của Việt Nam bị kêu thừa thầy, thiếu thợ nhưng thực chất là chúng ta đang thiếu cả thầy lẫn thợ. Doanh nghiệp lo chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhà nước nên có hệ thống xếp hạng các trường đào tạo về CNTT hiện nay để có được những đánh giá thực tế nhất.

 

Quan điểm xếp hạng cơ sở đào tạo cũng được ông Nguyễn Long - Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam đồng tình. Từ việc xếp hạng sẽ có thể đánh giá năng lực của thầy, trò và bản thân cơ sở đào tạo đó để có cái nhìn chính xác hơn, thực tế hơn về nhân lực CNTT. Để chất lượng đào tạo được nâng lên, quan điểm của ông Long cũng là phải quan tâm tới chất lượng của người thầy.

 

Từ phía cơ sở đào tạo, ngoài một số điểm tương đồng, cũng có những quan điểm đưa ra lại khác so với phía doanh nghiệp và hội. Theo đại diện của trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nếu như coi việc đào tạo nhân lực CNTT là nhiệm vụ của các trường thôi thì không đủ. Muốn cải thiện tình hình đào tạo nhân lực thì các doanh nghiệp cũng phải xắn tay vào cùng thực hiện.

 

Một khó khăn mà đại diện các trường cũng chia sẻ tại toạ đàm đó là không chỉ ngành đào tạo CNTT mà các ngành khác hiện đang vướng đó là vấn đề cơ chế. Thừa nhận chất lượng giảng viên còn có vấn đề, điều kiện cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhưng bởi lý do cơ chế. Hiện nay kinh phí nhà nước cấp cho đào tạo ngày một hạn chế song để các trường tự xây dựng cơ chế, kinh phí cho đào tạo, chi trả cho giảng viên thì lại gặp khó khăn.

 

Đại diện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng chia sẻ vấn đề khó khăn lớn đó là thiếu giảng viên. Trong khi có quan điểm đầu vào CNTT hiện không còn “hot” như trước thì với học viên vẫn duy trì tốt, chỉ có điều để có lực lượng giáo viên giỏi, có chuyên môn cao lại khó khăn. Nhiều người được mời về song lại từ chối…

 

Sẽ sớm có lời giải?

 

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai, Bộ Thông tin và Truyền thôngvới tư cách là Bộ quản lý về CNTT mong muốn có những buổi toạ đàm nghe ý kiến của các doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực, các cơ sở giáo dục nơi đang triển khai đào tạo cũng các hội, hiệp hội quản lý trong lĩnh vực cùng chia sẻ quan điểm, kiến nghị.

 

Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, thời gian tới sẽ có một Hội thảo rất lớn về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT để tìm lời giải cho bài toán nhân lực hiện nay: Hiện trạng nhân lực như vậy có đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT hay không? Các trường chuyên về CNTT hoặc có đào tạo liên quan đến CNTT đã có mô hình đào tạo, hình thức giảng dạy, phù hợp chưa? Có kiến nghị gì để khắc phục trong thời gian tới…

 

Đội ngũ các sinh viên ra trường mà không xin được việc cần phải được đào tạo, bổ sung thêm kiến thức sẽ để các cơ sở đào tạo hay doanh nghiệp thực hiện? Làm thế nào để sinh viên ra trường có việc làm nhay. Trách nhiệm này sẽ phụ thuộc và các trường đào tạo hay phía Chính phủ hay là của các doanh nghiệp?...

 

Quyết tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong chương trình công tác của Bộ năm 2010 tập trung cho phát triển nguồn nhân lực CNTT, chính vì vậy, những buổi toạ đàm giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, hiệp hội và cơ sở đào tạo như thế này được Thứ trưởng Trần Đức Lai đánh giá rất bổ ích. Mọi ý kiến của các đại biểu đều được Bộ ghi nhận, đưa vào nội dung trình lên cấp trên để xem xét, xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cho ngành CNTT đạt hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0