Thứ bảy, 20/04/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/10/2009
Kiểm định chất lượng 20 trường đại học giai đoạn 2005-2008: Cần công khai kết quả

Được học ở những trường thuộc “tốp trên” là mơ ước của sinh viên. Ảnh: TTXVN

20 trường đại học tham gia kiểm định chất lượng - đa số là những trường thuộc “tốp trên”, như: ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Hàng hải, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia HN)...

Tuy nhiên, với những kết quả mới được Bộ GDĐT “hé lộ” trong bản dự thảo thì các trường này “còn có nhiều khiếm khuyết cần phải đầu tư khắc phục mới có thể theo kịp các Trường ĐH của các nước khác ở trong khu vực và trên thế giới”.

Không có trường nào đạt cấp độ 3


Theo dự thảo báo cáo đánh giá chung về 20 trường ĐH “tốp đầu” được kiểm định giai đoạn 2005 - 2008 thì chỉ có 14/20 trường đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về xác định sứ mạng và mục tiêu. Về tổ chức và quản lý thì chỉ có 8/20 trường đạt yêu cầu. Về chương trình đào tạo, các trường mới chỉ đáp ứng được 80% yêu cầu, đặc biệt về “Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh” thì có 3 Trường ĐH mới đạt 50 - 60% yêu cầu của các tiêu chí.

Về hoạt động đào tạo thì chỉ ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM được công nhận là “Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định”. Đặc biệt, ở cả 20 trường, sinh viên không hài lòng với chất lượng giảng dạy.

Còn các vấn đề khác như cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, thư viện, thiết bị học tập và cơ sở vật chất... thì vẫn thiếu và yếu, nhiều trường gặp khó khăn về vấn đề này, hiện chưa có biện pháp tháo gỡ...

Đầu tháng 3.2009, tại hội nghị thường niên năm 2009 của Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương với chủ đề “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học: Cân bằng bối cảnh quốc gia và xu hướng quốc tế”, TS Nguyễn An Ninh - Cục trưởng Cục Khảo khí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT) - cho biết, 20 trường tham gia kiểm định chất lượng đợt đầu tiên đều đạt. Tuy nhiên, qua rà soát của Hội đồng thẩm định quốc gia, hầu hết các kết quả tự đánh giá của 20 trường đại học đều bị hạ xuống mức thấp hơn (có trường bị hạ xuống tới 10 tiêu chí).

Hội đồng thẩm định quốc gia đã gửi văn bản công nhận đạt chuẩn kiểm định cho 20 trường, đồng thời lưu ý một số tồn tại mà nhà trường phải khắc phục trong vòng 6 tháng tới.

Theo một tài liệu khác về kết quả kiểm định 20 trường này thì: Không có trường nào đạt cấp độ 3 (kiểm định toàn phần), 16 trường đạt các yêu cầu của cấp độ 2 (80 – 91% yêu cầu của bộ tiêu chí), 4 trường đạt các yêu cầu của cấp độ 1 (69 – 76% yêu cầu của bộ tiêu chí).

Đã đảm bảo khách quan, chính xác?


Điều khá “đặc biệt” là kết quả kiểm định đã có từ đầu năm 2009 và những thông tin sơ bộ ban đầu về kết quả này đã được lãnh đạo Cục Khảo thí công bố từ đầu năm. Trên website của một số trường cũng đã đưa kết quả thẩm định của trường do Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục kết luận như Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Tuy nhiên, đã gần hết năm 2009, nhưng bản báo cáo chung vẫn mới chỉ ở dạng dự thảo. Và trong dự thảo hay phụ lục kèm theo cũng không nêu đích danh trường nào chưa đạt được các tiêu chí đề ra.

Theo Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Phạm Xuân Thanh thì quá trình KĐCLGD thường chia ra các bước lần lượt là: Các trường tự đánh giá; các đoàn đánh giá đến khảo sát. Tiếp theo, Hội đồng quốc gia KĐCLGD thẩm định kết quả đánh giá. Sau đó, Bộ trưởng quyết định công nhận trường hoặc chương trình đạt tiêu chuẩn đánh giá.

Hiện nay, Hội đồng quốc gia kiểm định (nhiệm kỳ hoạt động 5 năm) bao gồm bộ trưởng, thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đào tạo, cán bộ quản lý Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, cán bộ quản lý vụ chức năng (ÐĐH, TCCN...) và một số thành phần ngoài như đại diện các trường ĐH, cao đẳng (ĐH, CĐ) các hiệp hội khoa học... Tuy nhiên, theo một số chuyên gia giáo dục thì cơ chế KĐCLGD này vẫn là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Việc thực hiện KĐCLGD cần một tổ chức độc lập với Bộ GDĐT để sự đánh giá, công nhận khách quan. Đây cũng là xu hướng phổ biến trên thế giới.

Chia sẻ về vấn đề này, GS Drummond Bonne - Chủ tịch Ban cố vấn - giám sát các chương trình liên kết đào tạo giáo dục ĐH Vương quốc Anh - cho biết, QAA là cơ quan quản lý chất lượng giáo dục ĐH ở nước Anh thuộc Chính phủ Anh, thành viên cơ quan là những đại diện của các trường ĐH trong cả nước. Khi thực hiện kiểm định, Tổ chức QAA đến thanh tra các trường ĐH, họ sẽ thanh tra rất nhiều nội dung. Nếu phát hiện trường đó có vấn đề thì họ sẽ thanh tra kỹ hơn, cụ thể hơn tới từng môn học, giáo trình và họ sẽ làm việc với sinh viên.

Tuy nhiên, tổ chức này không bắt các trường đó ngay lập tức ngừng hoạt động, mà họ sẽ công bố kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi bị công bố trước công chúng những mặt yếu kém thì danh tiếng của trường đó sẽ bị ảnh hưởng, nên các trường ĐH ở Anh rất cẩn thận.

Tổ chức QAA sẽ có những khuyến cáo và biện pháp cụ thể với từng trường để các trường tự sửa chữa. Trong trường hợp những trường nào không đồng ý với kết luận của thanh tra thì họ có thể phản ánh lại để tìm ra những biện pháp xử lý khác. Theo GS Drummond Bonne, nên công khai kết quả kiểm định những yếu kém của các trường ĐH trên phương tiện thông tin đại chúng, lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về trường... thì giáo dục mới có chất lượng.

Năm 2010, các trường đại học không được tuyển chỉ tiêu ngoài ngân sách

Tin từ Bộ GDĐT ngày 18.10 cho biết, bộ vừa yêu cầu các trường ĐH, CĐ gửi dữ liệu thí sinh trúng tuyển năm 2009 và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 trước ngày 25.10. Theo đó, trong kế hoạch tuyển sinh năm 2010, các trường chỉ đăng ký tuyển sinh và đào tạo những ngành đã có quyết định giao nhiệm vụ mở ngành của Bộ trưởng Bộ GDĐT; cần ghi chính xác tên ngành và mã ngành.

Bộ yêu cầu các trường báo cáo rõ số lượng chỉ tiêu (hệ chính quy) đào tạo theo địa chỉ sử dụng; các ngành sư phạm, y dược, nông lâm trong tổng số chỉ tiêu xác định. Chỉ có duy nhất một loại chỉ tiêu do các trường tự xác định và báo cáo Bộ GDĐT, không có khái niệm chỉ tiêu ngoài ngân sách. Những trường tuyển sinh và xác định điểm trúng tuyển theo ngành, nhất thiết phải xác định ngay chỉ tiêu cho từng ngành.

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0