Thứ sáu, 03/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/06/2010
Đại hội Công nghệ: Nơi hội tụ kiến thức

Học viện CNTT Quốc tế NIIT lần đầu tiên tổ chức Đại hội Công nghệ 2010 ở TP.HCM, đã thu hút hơn 2.000 bạn sinh viên đến từ các trường ĐH, CĐ.

Học viện CNTT Quốc tế NIIT lần đầu tiên tổ chức Đại hội Công nghệ 2010 ở TP.HCM, đã thu hút hơn 2.000 bạn sinh viên đến từ các trường ĐH, CĐ như NIIT, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Tài chính-Marketing, ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Giao thông vận tải… cùng với sự tham gia của các đại diện đến từ Microsoft, Cisco, Oracle. 

Trau dồi kỹ năng cứng và mềm

Từ trái sang: Phạm Thị Ly, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA), ông G Raghavan, Chủ tịch Học viện NIIT.

Bà Phạm Thị Ly, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen cho biết lúc ban đầu Học viện CNTT Quốc tế NIIT chỉ có 3 trung tâm đào tạo ở TP.HCM, nhưng hiện nay đã có 34 trung tâm trên toàn quốc. Đìêu này chứng tỏ lĩnh vực CNTT là thị truờng đầy tiềm năng. Bà Ly mong muốn thông qua Đại hội công nghệ sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển công nghệ cũng như những yêu cầu từ phía các nhà doanh nghiệp.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA), cho rằng sinh viên nên nắm bắt những công nghệ mới để trau dồi kỹ năng chuyên môn, đồng thời cũng mong muốn rằng NIIT là nơi cung cấp nguồn lực đáng tin cậy cho doanh nghiệp, góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghệ.

Hầu như toàn bộ sinh viên đều giơ tay đồng ý khi ông G Raghavan, Chủ tịch Học viện NIIT, đặt câu hỏi rằng các bạn sinh viên có muốn một công việc tốt và lương cao không? Ông chia sẻ nếu sinh viên muốn đạt ý nguyện này thì cần phải tự trau dồi kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm (giao tiếp, phân tích vấn đề…), phải biến những kiến thức được học thành những kỹ năng riêng của mình và luôn học hỏi, cập nhật kiến thức mới.

Ông Trương Văn Quang, Chuyên viên tư vấn công nghệ của Microsoft Việt Nam, nói sinh viên cần nhận thức rằng họ sẽ mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Giá trị ở đây chính là kỹ năng chuyên môn và khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó, sinh viên cần cải thiện chuyên môn bằng cách thi để đạt các chứng chỉ quốc tế nhằm có lợi thế hơn khi xin việc.

Ông Quang cũng giới thiệu mô hình điện toán mây là xu hướng các doanh nghiệp đang nhắm tới. Đây là mô hình giúp doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà chỉ cần trả phí cho nhà cung ứng. Một số sinh viên đặt câu hỏi khá “hóc búa” là nếu doanh nghiệp đưa mọi ứng dụng lên Internet thì sinh viên CNTT sẽ trở thành “thất nghiệp” trong tương lai? Ông Quang nói sinh viên đừng nên sợ thất nghiệp vì CNTT là ngành mà doanh nghiệp luôn cần và ông cũng giải thích theo như truyền thống, khi hệ thống máy tính doanh nghiệp gặp vấn đề, chuyên viên máy tính sẽ sửa lỗi một cách thụ động. Nhưng nếu doanh nghiệp dùng công nghệ điện toán mây, chuyên viên lập trình cần phải chủ động hơn trong thao tác vận hành và tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp, bởi vì các nền tảng đã được mang lên đám mây. 

Sinh viên cần chủ động

Ông Swee Teck Wong, Giám đốc phát triển của Cisco ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một đại diện từ công ty TNL tại Việt Nam, chuyên gia công phần mềm, chia sẻ rằng sinh viên không chỉ nên học “y chang” những gì ở nhà trường, mà cần phải biết tìm tòi, đào sâu nghiên cứu công nghệ mới để không bỡ ngỡ nếu như doanh nghiệp yêu cầu sinh viên triển khai công nghệ khác không giống như đã được dạy.  

Ông Swee Teck Wong, Giám đốc phát triển của Cisco ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định sinh viên mới ra trường thường gặp vấn đề là có kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng vận dụng. Ông khuyên sinh viên nên lấy thêm các chứng chỉ uy tín để có thể đảm bảo sự cạnh tranh cũng như khả năng thích nghi với công việc, và cũng mang lại uy tín cho doanh nghiệp. Ông nói chứng chỉ cũng giống như tiền tệ quốc tế, có chất lượng như nhau và được công nhận toàn cầu và nó chỉ xếp sau bằng ĐH.

Trong khi đó, ông Ajai Lai - Phó chủ tịch cao cấp phụ trách đào tạo quốc tế tại NIIT cho rằng, sinh viên cần ghi nhớ 3 nguyên tắc để có thể thành công trong nghề nghiệp, đó chính là tầm nhìn và sự tập trung; sự trải nghiệm và khát khao; và cuối cùng là niềm tin vào kiến thức đã học.

Cũng theo ông Ajai Lai, trong lĩnh vực CNTT, sự định hướng là cần thiết, song với tốc độ phát triển quá nhanh của công nghệ, công tác đào tạo cần được đặc biệt chú trọng để kiến thức của sinh viên, trí thức làm việc trong ngành liên tục được cập nhật.

Theo Pcworld

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0