Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/04/2008
Câu chuyện “Alô” về một cậu bé khiếm thị

“Alô, Chị đang ở đâu rồi? Chị cầm điện thoại nhé để em gọi cho chị”. Vừa dứt lời ít phút đã thấy bóng dáng cậu thanh niên, tay đặt lên vai bạn, đang dò dẫm đường. Các ngón tay ấn phím thành thạo, cậu bấm nút gọi cho tôi.

Thanh (bên trái) đang hướng dẫn cho bạn cách dùng điện thoại di động

Học cách dùng…. “Alô”

Như bao nguời mắt sáng khác, cậu  sinh viên khiếm thị Thái Quốc Thanh (hiện đang học hệ trung cấp tại Nhạc Viện Hà Nội) cũng có một chiếc điện thoại để liên lạc với người thân, bạn bè và công việc. Khác với những gì tôi tưởng tượng ban đầu về người khiếm thị sử dụng di động, Thanh dùng điện thoại “nhoay nhoáy” và chưa hề…nhầm bao giờ.

Lúc 3-4 tuổi, cậu bé bị khiếm thị bẩm sinh này đã quen với việc sử dụng điện thoại để gọi cho các cô ở 108 nghe kể chuyện cổ tích. Do không nhìn thấy gì nên ban đầu Thanh nhờ mẹ hướng dẫn vị trí các con số. Lâu dần cậu có thể tự mình bấm nút gọi.

Giờ đây, khi đã có riêng một chú "dế" cho mình, cậu bé thoả sức khám phá và sử dụng thành thạo thiết bị hiện đại tưởng như chỉ dành riêng cho người mắt sáng này.

Để trở thành chủ nhân của một chiếc điện thoại di động trong thời đại công nghệ số như hiện nay, không phải là một điều quá xa xỉ và quá khó khăn với nhiều người. Tuy nhiên sở hữu là một chuyện song sử dụng lại là một vấn đề đáng quan tâm. Người bình thường đôi khi còn thấy khó trong việc làm quen với các chức năng của “dế”, huống chi nói đến người khiếm thị không nhìn thấy gì thì việc này xem ra là… không thể. Nhưng ngược lại, mọi thứ với cậu sinh viên khiếm thị này lại trở nên đơn giản: “ Số 2 gồm ba chữ a, b, c. Hai lần số 4 là chữ H, ba lần số 6 là chữ O.

“Những người khiếm thị như chúng em không nhìn được mà chỉ nghe và nhớ. Vậy nên mới đầu em nhờ mẹ hướng dẫn cách nhăn tin và nhờ mọi người xung quanh đọc, chỉ dẫn những mục trong điện thoại sau đó tự mình có thể dùng di động như bao người bình thường khác”, Thanh chân thành tâm sự.

Mới đầu để học cách dùng điện thoại, những người khiếm thị như Thanh đều phải thuộc lòng vị trí chữ cái và các con số trên bàn phím. Khi đã thuộc hết các vị trí thì chỉ cần ghép chúng lại với nhau sẽ thành chữ cần viết. Khó nhất là không biết mình đang di chuyển vào mục nào trong máy, nhiều khi chỉ vào mãi một mục.

Sống xa gia đinh từ khi mới bảy tuổi, mọi thứ với cậu bé này đều phải tự lập. Chiếc điện thoại vừa như một người bạn lúc buồn vui lại vừa như một chiếc cầu nối giúp cậu liên lạc với gia đình, giao lưu với bạn bè. Nhìn cậu bấm điện thoại, di chuyển tới các danh mục một cách thành thạo khiến ai nhìn cũng nghĩ cậu là người mắt sáng. Đôi mắt đứng yên, màu trắng đục song những ngón tay di chuyển nhanh chóng trên những phím số. “Em mở nhạc cho chị nghe nhé. Chị ấn nút này, sau đó vào đây chọn bài”. Cứ thế cậu bé hướng dẫn tôi rành mạch như mọi thứ cậu đều nhìn rõ, đều hiện ra trước mắt.

Thanh kể có lần điện thoại rơi vào nước cậu đem tháo tung rồi mang ra sấy và lắp lại y như cũ. Trong phòng có mình Thanh là sinh viên khiếm thị nhưng bất cứ vấn đề gì liên quan tới điện thoại di động các bạn đều mang tới hỏi và nhờ cậu sửa giúp.

"Lúc rảnh mình thích nghe nhạc"

“Xu hướng giới trẻ hiên nay, đặc biệt là 9X, thường thích chạy theo cái mới. Có mẫu điện thoại nào mới ra là phải lùng và có cho bằng được. Với những người khiếm thị như em chỉ cần một “chú dế”  để nghe và gọi là đủ, thậm chí không cần….màn hình. Vì bọn em có nhìn thấy gì đâu. Chủ yếu là cần một phần mềm hỗ trợ bằng tiếng Việt để chỉ dẫn cách sử dụng”. Thanh chia sẻ.

Thực tế hiện nay chưa có một mẫu điện thoại dành riêng cho người khiếm thị. Đã có những phần mềm hỗ trợ để cài vào trong máy song lời chỉ dẫn lại bằng tiếng Anh nên nhiều khi “em bó tay”. Do không thể đọc được những tin nhắn như người bình thường nên mỗi khi có tin nhắn tới là cậu lại….nhờ người đọc hộ. “Nếu loại điện thoại nào có chức năng đọc tin nhắn ra loa dành riêng cho những người khiếm thị thì sẽ thuận tiện biết mấy”, Thanh ao ước.

Là một sinh viên Nhạc Viện có tài năng, Thanh thường xuyên nhận được những lời mời đi biểu diễn âm nhạc, trong đó có những chương trình lớn. Tháng 5 này cậu sẽ cùng đoàn học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu bay sang Pháp lưu diễn 1 tháng. “Không có điện thoại em không biết phải xoay sở với công việc ra sao. Vì thế cần phải biết cách sử dụng nó để giúp cho công việc mình suôn sẻ hơn”. Vẻ tự tin, lạc quan luôn toát lên trên khuôn mặt thông minh của cậu sinh viên khiếm thị này. Không khi nào ý trí, nghị lực và sự vươn lên trong cuộc sống vụt tắt trong con người cậu.

Có những điều tưởng chừng người khiếm thị không thể làm được như việc học vi tính hay dùng điện thoại di động song thực tế điều đó lại hoàn toàn có thể. “Những gì người mắt sáng làm được, học được thì tại sao người khiếm thị chúng em lại không làm được, học được? Việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như máy tính hay điện thoại di động là việc hết sức bình thường. Có điều người khiếm thị mất nhiều thời gian học hơn người mắt sáng mà thôi”.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng bởi máy Thanh có tin nhắn. Sau khi nhờ tôi đọc hộ, cậu liền nhắn lại không sai hay nhầm một chữ nào.

Nhiều người có lẽ vẫn hoài nghi: “Không biết người khiếm thị có biết dùng điện thoại không nhỉ? Và họ dùng thế nào?”. Hình ảnh của Thanh bên “chú dế nhỏ” HT (KH 520) đã trả lời thay cho câu hỏi này. Họ-những người khiếm thị- sử dụng “Alô” bình thường, không những biết cách dùng mà còn dùng thành thạo.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0