Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/03/2008
Làm sao để CNTT Việt Nam phát triển?

Bạn đọc Khanh Nguyên, một chuyên gia mạng máy tính ở Mỹ, đã gửi bài phân tích về lịch sử ngành CNTT trên thế giới và hướng phát triển ở Việt Nam.

Ảnh: Đức Anh

Phần 1: Quá trình lịch sử điện toán và cuộc chiến CNTT

Là một kỹ sư hệ thống  cho hãng Télémécanique từ  đầu thập niên 70, tôi đã may mắn chứng kiến sự phát triển của ngành kỹ nghệ vi tính  (Microcomputing) qua những phát minh của tập đoàn Intel và nhiều công ty khác ở Châu Âu, Châu Mỹ. Điều làm tôi hãnh diện nhất là sự phát minh máy vi tính đầu tiên do một kỹ sư tài ba gốc Việt là anh Trương Trọng Thi. Không phải là sáng lập gia công ty Apple - Steve Jobs; cũng không phải là sáng lập gia của công ty Microsoft - Bill Gates, mà chính là một người mang dòng máu con Rồng cháu Tiên đã thiết kế ra máy vi tính đầu tiên trên thế giới vào năm 1971-1972  và sáng lập ra công ty R2E (Realisation & Etude Electronique).

- Đầu thập niên 50, ông Thomas Watson Junior, thừa kế ngôi vị của sáng lập gia công ty IBM. Dưới sự lãnh đạo của ông, tập đoàn IBM đã chuyển máy dùng từ công nghệ cơ khí qua máy dùng công nghệ điện tử và áp dụng vào dòng máy IBM 701 - đặc biệt là IBM System/360, có thể coi là “cẩm nang” của phần cứng và phần mềm cho tất cả kỹ sư CNTT trên thế giới.

- Đầu thập niên 60, hai kỹ sư Ken Olsen và Harlan Anderson thành lập công ty Digital Equipment Corp (DEC) và dùng công nghệ 64K-Core Memory mà họ đã nghiên cứu trước đó ở MIT Lincoln Lab sáng tạo ra dòng máy tính PDP, rồi VAX hoàn toàn khác với máy tính IBM, bởi sự gọn nhẹ rất thích hợp cho công kỹ nghệ (Process Industrial) và quản trị xí nghiệp nhỏ (Small Business companies). Thời oanh liệt của DEC kéo dài gần 2 thập niên (60-80). Nhưng tiếc thay Olsen cũng như một số công ty điện toán lớn thời đó, không nhận định được tầm quan trọng cũng như diễn biến của ngành vi tính phát triển từ sáng chế của công ty Intel, mất vị thế trên thương trường và cuối cùng bị Compact - một công ty chuyên sản xuất máy vi tính - mua lại.

- Đầu thập niên 70, nhóm kỹ sư công ty Intel đã chế ngự được kỹ thuật VLSI (Very Large Scall Integrated circuits) và sáng tạo ra con chip MCS-4 bits rồi MCS-8 bits đã lôi cuốn một số công ty điện tử như R2E của anh Trương Trọng Thi, Microsoft của Bill Gates và Paul Allen, Apple của Steve Jobs và Steve Wozniak...  tham gia vào sự phát triển của một nền kỹ nghệ mới gọi là máy vi tính (microcomputers) mà chúng ta được thừa hưởng đến ngày nay.

- Đầu thập niên 80, tập đoàn IBM đưa vào thị trường dòng máy PC-XT rồi  PC-AT để thử nghiệm thị trường hơn là nắm lấy cơ hội. Họ quả quyết rằng tương lai của máy vi tính chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn... cho cả ngành kỹ nghệ tương lai này. Khi IBM thấy được sự thật thì đã quá muộn, phải trả giá đắt vì sự lầm lỡ này trong mấy thập niên qua và hiện nay đã từ bỏ hẳn thị trường máy vi tính.

Cũng trong những năm 70, công ty Apple dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, đã dùng sáng chế về Giao Diện Bằng Đồ Họa (Graphical User Interface) và con chuột  (Mouse Pointer) do các kỹ sư ở Xerox Labs (PARC) phát minh hơn 10 năm trước, để làm ra máy vi tính đầu tiên tên Lisa và Mackintosh hoàn toàn mới lạ, hấp dẫn nhằm giản dị hoá việc sử dụng máy vi tính.

- Đầu thập niên 90, kỹ sư trẻ tên Tim Berners-Lee làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Nguyên Tử Lực ở Thụy Sĩ, vì muốn giao dịch trên mạng (Internet) với đồng sự ở xa nên đã phát minh ra “World Wide Web”(www). Một nhóm kỹ sư khác cũng đã làm việc trên dự án phần mềm miễn phí tên là Mosaic dưới sự lãnh đạo của ông Hardin ở Trung Tâm Quốc Gia Áp Dụng Điện Toán (NCSA) và một sinh viên tên Marc Andreessen - ngườiø thấy được sự lợi hại của phát minh nên đã thành lập công ty Netscape và phát triển công nghệ WWW.

Sự thành công chớp nhoáng của Netscape khiến Bill Gates phải chú ý. Trước đó, chính Bill Gates phủ nhận công nghệ WWW vì không thấy lợi nhuận thu được từ người sử dụng Web. Nhưng bất  ngờ ông ta ra lệnh triệu tập 500 kỹ sư tài ba nhất của tập đoàn để thực hiện phần mềm có tên là Internet Explorer (IE) trong vòng 6 tháng!? Sự thay đổi đột ngột này chứng tỏ ông là một vị lãnh đạo sáng suốt, không ngần ngại sửa lỗi của mình để nắm lấy cơ hội ngàn vàng. Đồng thời các công nghệ điện thoại không dây thế hệ thứ 2 như GSM và CDMA  cho điện thoại cầm tay đã đem đến cơ hội làm giàu cho những công ty như Nokia, Motorola, Samsung, Ericsson...

- Bắt đầu từ năm 2000, công nghệ máy di động (Mobile Devices) và Mạng không dây (Wireless Internet) đã phát triển rất mạnh ở cả châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Hơn hai tỉ người đang dùng điện thoại không dây. Những sản phẩm của công nghệ VoIP (Voice on Internet Protocol), truyền âm qua mạng bằng gói dữ liệu tràn ngập thị trường thế giới. Công nghệ VoIP có xu hướng bành trướng qua mạng không dây.

Theo Ictnews

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0