Thứ ba, 17/09/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/10/2019
Sinh viên ngành tự động hóa sẽ góp phần định hình cho ngành công nghiệp đang phát triển

Ngành công nghiệp tự động hóa toàn cầu đang tăng trưởng vượt bậc nhờ quá trình chuyển dịch nhanh chóng từ phương pháp truyền thống sang các hệ thống tự động. Sự thay đổi này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng triệt để lợi ích của CNTT, trang thiết bị tự động cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngành công nghiệp tự động hóa toàn cầu trên đà tăng trưởng

Trong kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, rô-bốt tự động đang được sử dụng ngày một phổ biến, đặc biệt là trong quy trình sản xuất của các doanh nghiệp. 

Theo báo cáo của McKinsey năm 2016, lao động thủ công trong những quy trình sản xuất mang tính rập khuôn như sản xuất đồ ăn nhanh hay chuỗi lắp ráp tại các nhà máy có thể dễ dàng được thay thế bởi rô-bốt và phần mềm quản lý. Không chỉ vậy, những công việc xử lý thông tin đơn giản như theo dõi và tính toán tiền lương cũng có khả năng được tự động hóa cao.

Tự động hoá là giải pháp cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất.

Cũng theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Allied, ngành công nghiệp tự động hóa toàn cầu dự báo đạt mức tăng trưởng kép hàng năm 8,8%, với quy mô thị trường năm 2025 đạt 368,4 tỉ USD, gấp đôi con số 190,9 tỉ năm 2017. Chính sự nở rộ của ngành công nghiệp sản xuất cùng chi phí nhân công tăng cao và yêu cầu về độ chính xác tuyệt đối là những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực tự động hóa toàn cầu. 

Thêm vào đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 với sự ra đời của Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (Internet of Things) đã tạo điều kiện thuận lợi cho công nghệ tự động hóa phát triển ngày một nhanh chóng và hiện đại.

Nhận định về sự thay đổi này, ông Lê Văn Hải – Giám đốc Rockwell Automation Việt Nam chia sẻ: “Trong kỷ nguyên công nghiệp hóa và số hóa theo dòng chảy của cuộc Cách mang Công nghiệp 4.0 hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang ưu tiên đầu tư vào công nghệ, máy móc thông minh nhằm tăng năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng, giảm chi phí; qua đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế”.

Lợi thế cạnh tranh của ngành tự động hóa

Về cơ bản, tự động hóa bao gồm việc sử dụng máy vi tính, rô-bốt, hệ thống điều khiển và công nghệ thông tin nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo tập đoàn tư vấn chiến lược McKinsey, công nghệ tự động hóa có thể thực hiện thay con người những công việc thiếu vệ sinh, nặng nhọc và nguy hiểm; giúp cải thiện chất lượng sản phẩm nhờ việc hỗ trợ loại bỏ lỗi sai trong sản xuất; đồng thời giảm chi phi khi sử dụng máy móc giá rẻ thay thế cho nguồn nhân lực đang ngày một đắt đỏ hơn. Những dây truyền sản xuất được tự động hóa thực sự mở ra những cơ hội tuyệt vời để nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), máy móc tự động hóa còn có thể giám sát quá trình sản xuất và đưa ra những thông tin chính xác về sức khỏe hệ thống, nguồn cội của vấn đề. Nó cũng dự báo sớm những vấn đề sắp xảy ra và đưa ra những gợi ý cho người vận hành, quản lý nhằm ra quyết định hoặc kế hoạch điểu chỉnh kịp thời, giảm thiểu gián đoạn và tổn thất sản phẩm.

Chính vì vậy, tại Việt Nam, sự phối hợp đồng bộ giữa công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin và quá trình quản lý vận hành thực sự là giải pháp vô cùng cần thiết để giải quyết bài toán hiệu quả sản xuất cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh chi phí sản xuất, vận hành cũng như hoạt động quảng cáo và bán hàng đang ngày một tăng cao.

Vượt qua thách thức đặt ra cho ngành tự động hóa tại Việt Nam

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, ngành công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Trước đây, các nhà đầu tư ngoại quốc thường lựa chọn Việt Nam do sở hữu nguồn nhân lực giá rẻ; tuy nhiên, đây đã không còn là lợi thế cạnh tranh của lao động Việt Nam thời gian gần đây. Ngành công nghiệp này luôn ưu tiên những ứng viên có chuyên môn sâu về kỹ thuật, sức sáng tạo và những kĩ năng cần thiết khác cho công việc như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. 

Vì vậy, sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ hành trang cần có nếu phát triển thành công trong lĩnh vực này. Bàn về vấn đề trên, ông Hải khẳng định: “Thay vì lo lắng về việc bị thay thế bởi rô-bôt và trí tuệ nhân tạo, chúng ta nên học cách sử dụng và phát triển chúng nhằm phục vụ cuộc sống con người tốt hơn”, qua đó nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo đối với ngành tự động hóa. 

Từ đó, với mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ thế hệ trẻ Việt Nam tiếp cận, làm quen và có năng lực sử dụng các công nghệ mới, trong 4 năm trở lại đây, Rockwell Automation đã hợp tác với Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức nhiều chương trình bổ ích cho sinh viên Việt Nam như: “Vietnam Engineering Education Conference” năm 2017, STEMCON 2018... Các sự kiện trên quy tụ hàng loạt các chuyên gia trong ngành cùng đại diện từ phía chính phủ, cùng nhau bàn luận để đưa ra những giải pháp mang tính sáng tạo và bước ngoặt cho các chương trình đào tạo kỹ thuật, kỹ sư tại Việt Nam. 

Năm 2018 đánh dấu một bước tiến trong mối quan hệ hợp tác đặc biệt này. Rockwell Automation cùng Tập đoàn Polyco, First Solar và Qúi Long đồng tài trợ cho chuỗi cuộc thi Tự động hoá với Phương pháp học tập Dựa trên Dự án, tổ chức bởi USAID BUILT-IT và Đại học Bang Arizona, cung cấp trang thiết bị và chương trình đào tạo liên quan cho sinh viên 5 trường Đại học tại Việt Nam. 

Thông qua chuỗi cuộc thi Tự động hoá với Phương pháp học tập Dựa trên Dự án, sinh viên được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để phát triển sự nghiệp trong ngành tự động hoá.

“Thông qua những buổi đào tạo và trải nghiệm trên hệ thống thiết bị thực tế, sinh viên đã được trang bị khả năng năng lập trình, phát triển dự án tự động hóa cùng những kỹ năng làm việc trong công nghiệp, qua đó tiếp tục định hình cách tiếp cận và chương trình đào tạo cho các thế hệ sinh viên tự động hóa tiếp theo. Đây là cơ hội vô cùng quý báu cho sinh viên Việt Nam tiếp xúc và trải nghiệm thực tế khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường”, ông Hải cho biết. 

Thực tế, những khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ vào trong sản xuất không đến từ các vấn đề kỹ thuật mà bắt nguồn từ chính con người. Nếu không sở hữu một nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc độc lập và năng suất, các ngành công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam khó có thể cạnh tranh được trên trường quốc tế. 

Vì vậy, việc đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo nghề cần được chính phủ chú trọng định hướng và được các doanh nghiệp quan tâm, hỗ trợ. Trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, sự phát triển và ứng dụng tự động hóa, thông tin và rô-bốt chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng như một động lực thúc đẩy xã hội ngày một tiến bộ. 

Nếu được định hướng đúng đắn và đào tạo chuyên sâu, thế hệ sinh viên Việt Nam tiếp theo sẽ có đủ khả năng để cống hiến cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp tự động hóa trên cả nước, tạo nên nền tảng vững chắc để các doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới và tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0