Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/05/2012
ĐTDĐ có cứu nổi những người nghèo nhất?

Các dịch vụ di động vẫn chưa cứu giúp được những người nghèo nhất trong số người nghèo. Thực trạng này do các hãng kinh doanh, các cơ quan chức năng chưa thực sự quyết liệt trong công cuộc xoá khoảng cách số.

cellphone.jpg
Một người phụ nữ đang dùng ĐTDĐ tại Kibera, một trong những khu ổ chuột lớn nhất của thế giới. Ảnh: Slate

Các doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức phi chính phủ và các chính phủ luôn ca tụng công nghệ di động là công cụ giúp chống đói nghèo toàn cầu. Năm 2008, báo New York Times đưa tin ĐTDĐ có thể là chiếc chìa khoá giúp chấm dứt đói nghèo toàn cầu. Niềm tin đó là có thể hiểu được, khi từ năm 2005-2010, số lượng người sử dụng ĐTDĐ đã tăng gấp ba tại các nước đang phát triển. Theo Liên minh viễn thông thế giới (ITU), hiện thế giới có khoảng 6 tỷ thuê bao ĐTDĐ. Tỷ lệ thâm nhập di động đã đạt 79% tại các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu về ICT với sự phát triển đã gắn kết việc sử dụng ĐTDĐ gia tăng với các xu hướng tích cực trong phát triển kinh tế và con người.

Tuy nhiên, một thực tế đang hiện ra. Lấy trường hợp của một dịch vụ đã được nói đến rất nhiều là M-PESA – dịch vụ chuyển tiền và thanh toán di động nổi tiếng của Kenya. Trong chỉ 4 năm, M-PESA đã đạt 14 triệu người dùng, và hiện đang xử lý nhiều giao dịch nội địa ở Kenya hơn cà dịch vụ Western Union. Sử dụng ĐTDĐ để chuyển tiền và kiểm soát tài chính cá nhân đã mang lại một hệ thống giao dịch nhanh và tiết kiệm hơn cho hàng triệu người Kenya. Báo Economist năm 2009 đã đưa tin các hộ gia đình Kenya dùng M-PESA nhận thấy thu nhập của họ tăng lên – từ 5-30% - sau khi bắt đầu sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Đến cuối năm 2009, M-PESA đã  tiếp cận tới 65% hộ gia đình Kenya.

Nhưng có một điểm thất bại của chương trình này – cũng như nhiều chương trình khác. Đó là dịch vụ chuyển tiền di động này không đến được với những người nghèo nhất trong giới người nghèo. Trong nghiên cứu năm 2010 về việc sử dụng M-PESA ở Kenya, nơi tỷ lệ dùng ngân hàng di động cao nhất, có 60% những người nghèo nhất không sử dụng dịch vụ. Một phần vấn đề nằm ở chỗ các công ty viễn thông hầu như không có động lực để xây dựng cơ sở hạ tậng tại những thị trường vùng sâu, vùng xa nghèo khổ.

Độ phủ sóng không phải là vấn đề duy nhất. Các dịch vụ ngân hàng di động thường có mức phí giao dịch trên cả mức chi trả của những người nghèo nhất. Những người dùng phải trả mức phí khá cao cho những giao dịch đơn giản. Chẳng hạn, chuyển 1 USD qua dịch vụ M-PESA sẽ mất 12% phí, chuyển 5 USD mất gần 8% phí. Có vẻ không nhiều, nhưng với những người nghèo nhất trong số người nghèo, đây vẫn là một khoản tiền lớn.

Mô hình kinh doanh dựa trên thu phí này là cách để tối đa hoá doanh thu. Một nghiên cứu của tổ chức Research ICT Africa cho thấy nhiều người thuộc diện nghèo nhất đã chi hơn 16% tổng thu nhập của họ cho các dịch vụ di động. Rõ ràng, với những người nghèo nhất, chi phí các dịch vụ hiện tại vẫn quá cao. Trong khi công nghệ phát triển và chi phí kết nối mà các nhà mạng bỏ ra đã giảm mạnh, thì các quan chức chính phủ và cơ quan chức năng vẫn không sẵn sàng thực thi những chính sách nghiêm ngặt, triển khai những giải pháp sáng tạo và kích thích cạnh tranh hơn nữa, để giảm chi phí dịch vụ cho người nghèo.

Đối với trường hợp của ĐTDĐ, thuỷ triều dâng cao không có nghĩa tất cả các con thuyền đều được sóng đẩy lên. Khi có ngày càng nhiều người sử dụng và hưởng lợi từ dịch vụ di động, thì khoảng cách giữa những người sử dụng và những người không sử dụng sẽ càng lớn. Điều này tạo ra một khoảng cách kinh tế càng lớn và khiến những người nghèo càng trở nên nghèo hơn. Ở Kenya, M-PESA có thể đã tạo ra một lớp người thoát nghèo, nhưng nó cũng khiến một bộ phận dân cư ở Kenya trở nên thậm chí còn nghèo hơn và lạc hậu hơn.

Vì thế, đã đến lúc cần có một công cuộc chuyển đổi mạnh mẽ về khoảng cách số. Điều này buộc các nhà hoạch định chính sách phải sẵn sàng đưa ra những chiến lược mạnh mẽ, áp dụng cơ cấu giá thấp nhất, nhằm đảm bảo những hộ gia đình nghèo nhất cũng có thể ứng dụng sức mạnh của kết nối di động.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0