Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/04/2012
Loay hoay "quản" DN cung cấp dịch vụ xuyên biên giới

Theo Bộ TT&TT, quy định đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Google, Facebook... nên dựa trên sự hợp tác, trao đổi thẳng thắn và trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam thay vì "làm khó" những đơn vị này.

1a.png
Việc “quản” các DN cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nên theo hướng trao đổi, hợp tác với họ.

Phải đặt văn phòng đại diện hay chỉ cần người đại diện?

Theo Dự thảo Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng tại Hội thảo góp ý cho văn bản này ngày 6/4, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng sẽ phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ngoài ra, Dự thảo yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài phải cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước tại Việt Nam loại bỏ các thông tin vi phạm gồm: các hành vi liên quan đến việc lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội... tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy..., đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân...

Mặc dù chưa có công bố cụ thể song giới chuyên môn cho rằng hai “gã khổng lồ” về dịch vụ trực tuyến là Facebook và Google chắc chắn sẽ nằm trong danh sách phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đến Hội thảo góp ý Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng thay thế Nghị định 97 cũ vào ngày 20/4, nội dung Dự thảo chỉ yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài có số lượng lớn người sử dụng có đại diện hợp pháp tại Việt Nam thay vì buộc phải có văn phòng đại diện như Dự thảo trước và chỉ cần lọc bỏ thông tin vi phạm, bảo đảm để người sử dụng tại Việt Nam không truy cập, sử dụng những thông tin này.

1a.png

Cung cấp thông tin cá nhân người dùng vi phạm pháp luật khi có yêu cầu

Tại Hội thảo góp ý Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng thay thế Nghị định 97 cũ vào ngày 20/4, ông Lê Ngọc Đức, Giám đốc Công ty VDC cho rằng, quy định chưa nêu rõ số lượng người sử dụng lớn là bao nhiêu người, 500 nghìn người, 1 triệu người hay 2 triệu... nên khi được thông qua sẽ rất khó cho các văn bản hướng dẫn sau này, bởi vì một sản phẩm ban đầu có thể sẽ rất ít người dùng nhưng do công nghệ, do đặc tính phù hợp với người Việt Nam... nên sao đó trở thành một sản phẩm lớn có đông người sử dụng.

Ngoài ra, ông Đức cũng đề nghị, bên cạnh việc quản lý, điều tiết doanh nghiệp xuyên biên giới bằng chính sách, chúng ta nên gom lưu lượng của các nhà cung cấp như Facebook, Google... lại để quản lý thông qua việc kết nối vào các doanh nghiệp ở Việt Nam mà Nhà nước kiểm soát hoặc chiếm thị phần khống chế hoặc kết nối máy chủ tại Việt Nam hay lưu một phần nội dung mà cần phải quản lý trong lãnh thổ.

Theo ông Trần Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), qua trao đổi, đại diện Google thắc mắc với Bộ Công an về việc tại sao lại quy định máy chủ đặt tại Việt Nam khi mà Google có thể đặt máy chủ ở một nước nhưng có băng thông đủ rộng để cung cấp dịch vụ cho nhiều nước bên cạnh và "nếu quy định nước nào cũng bắt phải đặt máy chủ thì sẽ không đủ chi phí".

Ngoài ra, ông Hòa kiến nghị nên đưa vào Nghị định quy định nhà cung cấp nước ngoài sẽ phải hợp tác, phối hợp cung cấp thông tin người sử dụng trong trường hợp phạm tội, vi phạm pháp luật khi có đề nghị của cơ quan điều tra. "Chúng ta cũng chưa có các thông tin về lưu trữ dữ liệu đối với doanh nghiệp xuyên biên giới như quy định của nước ngoài", ông Hòa cho biết thêm.

Còn theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng có phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hay chỉ cần người đại diện sẽ phải suy nghĩ thêm. Bởi vì khi cam kết WTO, chúng ta đã đồng ý cam kết cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, và do đó các doanh nghiệp nước ngoài có thể đặt văn phòng đại diện hay chỉ định một đơn vị nào đó đại diện cho doanh nghiệp nước ngoài xử lý các vấn đề liên quan đến người sử dụng, pháp luật ở Việt Nam. Đối với Google, Facebook, chúng ta nên hợp tác, trao đổi thẳng thắn và yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam. "Internet là một cộng đồng dựa trên sự hợp tác, phối hợp hơn là các biện pháp hành chính, cấm đoán như cắt đường truyền, cấm dịch vụ", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0