Chủ nhật, 24/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/04/2012
Vì sao đa số máy chủ tại địa phương chưa dùng PMNM?

Hiện toàn bộ máy chủ gateway trong hệ thống các cơ quan Đảng đều chạy trên nền phần mềm nguồn mở, trong khi đó phần lớn địa phương đều đang sử dụng máy chủ dùng phần mềm nguồn đóng.

PMNM-b.jpg
Ở đâu có sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo thì ở đó phần mềm nguồn mở mới được triển khai mạnh mẽ (Ảnh minh họa). Nguồn: Internet

Trao đổi với phóng viên Bưu điện Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) cho biết, trên “địa hạt” máy chủ, từ lâu nay, phần mềm tự do nguồn mở (PMNM) đã khẳng định được sức mạnh của mình. Các máy chủ dùng PMNM cho các ứng dụng Internet như email, www, NFS, FTP, CMS, firewall, proxy... đều thể hiện sự vượt trội của mình so với các giải pháp nguồn đóng tương đương.

Minh họa thêm cho nhận định nêu trên, ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Nam dẫn chứng trong hệ thống các cơ quan Đảng tại Việt Nam, toàn bộ máy chủ gateway (đảm bảo an toàn, an ninh cho mạng diện rộng của Đảng) đều chạy trên nền PMNM, ứng dụng đảm bảo an toàn an ninh cũng là PMNM.

Tuy nhiên, trong hệ thống chính quyền địa phương thì hiện vẫn chưa thấy có công bố chính thức về số lượng máy chủ dùng PMNM. Báo cáo thường niên của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT (Vietnam ICT Index) cũng chỉ đưa ra chỉ số triển khai PMNM cho máy trạm (máy tính cá nhân).

Theo ghi nhận của phóng viên Bưu điện Việt Nam từ các địa phương thì phần lớn vẫn đang sử dụng máy chủ dùng phần mềm nguồn đóng.

“Với hàng loạt thông tư, chỉ thị, quyết định của Trung ương liên quan đến PMNM trong những năm gần đây, không thể nói các địa phương không biết PMNM là gì. Song mức độ nhận thức và sự nhiệt tình của các địa phương với triển khai PMNM trên máy chủ hiện không đồng đều. Ở đâu có sự quan tâm và ủng hộ của lãnh đạo thì ở đó PMNM mới được triển khai mạnh mẽ. Các trung tâm như Hà Nội, TP.HCM chắc chắn là những nơi có cộng đồng PMNM mạnh nhất cả nước song chưa chắc mức độ ứng dụng PMNM trên máy chủ đã bằng một số địa phương như Bắc Giang, Quảng Nam...”, ông Quang nhận xét.

Phân tích những lực cản đối với việc triển khai ứng dụng PMNM cho máy chủ tại các địa phương, ông Quang cho rằng bên cạnh chuyện thiếu kinh phí triển khai, thiếu lực lượng hỗ trợ kỹ thuật,… thì lực cản lớn nhất vẫn là sức ì, thói quen, ngại thay đổi, sợ trách nhiệm.

Đặc biệt, ông Quang nhấn mạnh tới rào cản về chính sách. Hiện vẫn còn sự thiếu đồng bộ trong việc ban hành chính sách của cấp Trung ương (khuyến khích sử dụng PMNM nhưng lại vẫn mua/phát phần mềm nguồn đóng, phần mềm thương mại cho cơ quan Nhà nước). Mặt khác, hành lang pháp lý vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện, chẳng hạn chưa có định mức dịch vụ CNTT nói chung và PMNM nói riêng, khiến cho các công ty cung cấp giải pháp PMNM lúng túng, khó làm việc với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.

Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ TT&TT thời gian qua trong việc đẩy mạnh ứng dụng PMNM trong các cơ quan Nhà nước cả ở Trung ương lẫn địa phương, tuy nhiên, các chuyên gia CNTT đều cho rằng đây là một công việc khó khăn và thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa những biện pháp, giải pháp hữu hiệu khác.

Đơn cử, Bộ TT&TT cần tăng cường hợp tác và tận dụng sức mạnh của cộng đồng PMNM. Hoặc Bộ TT&TT đóng vai trò “đầu tàu” phối hợp với các Bộ liên quan như Giáo dục & Đào tạo, Khoa học & Công nghệ, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch & Đầu tư để sớm đưa ra các chính sách, chế tài phù hợp với đặc trưng ứng dụng PMNM, cho PMNM một vị trí bình đẳng trong chính sách mua sắm, triển khai ứng dụng CNTT, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao về PMNM trong hệ thống giáo dục, công chức Nhà nước.  

Theo Báo cáo Vietnam ICT Index năm 2011, khảo sát ứng dụng PMNM tại các cơ quan của tỉnh, thành phố thì thấy có 30,7% máy tính cài đặt phần mềm OpenOffice, 27,9% máy tính cài đặt phần mềm thư điện tử Thunderbird, 66,9% máy tính cài đặt trình duyệt web Firefox, 87,5% máy tính cài đặt bộ gõ tiếng Việt Unikey. 20,5% cán bộ công chức sử dụng PMNM trong công việc.

Còn tại các Sở TT&TT, các tỷ lệ tương ứng là 83,3%, 75,3%, 94,9%, 98,8%, 83,2%.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0