Thứ sáu, 19/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/04/2012
Trường quốc tế đào tạo CNTT được ưu đãi như DN phần mềm

Để có được 1 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020, một giải pháp hiệu quả là cho phép các trường ĐH quốc tế mở cơ sở đào tạo lĩnh vực này ở VN được hưởng ưu đãi tương đương với DN sản xuất phần mềm.

1a.png

Theo Dự thảo Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành TT&TT giai đoạn 2011 - 2020 vừa công bố ngày 12/4/2012, tại cuộc họp do Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai chủ trì, dự kiến riêng ngành CNTT-viễn thông sẽ cần 870.000 nhân lực vào năm 2015 và tới năm 2020 là khoảng 1 triệu người. Phân chia theo từng lĩnh vực thì đối với viễn thông, đến 2015, dự báo nhu cầu nhân lực là 134.000 người (nhân lực chuyên về điện tử - viễn thông khoảng 96.000 người). Đến 2020, dự báo các con số tương ứng là 150.000 người và 110.000 người. Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên là 45%, còn lại là trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật. Đối với công nghiệp phần cứng, đến 2015, nhu cầu nhân lực được dự báo là 170.000 người và năm 2020 là 197.000. Tỷ lệ lao động có trình độ từ CĐ, ĐH trở lên là 35%, còn lại là trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật. Đối với công nghiệp phần mềm, đến 2015 sẽ cần 132.000 người và năm 2020 cần 200.000. Tỷ lệ lao động trình độ CĐ, ĐH trở lên đạt trên 70%. Đối với công nghiệp nội dung số, đến 2015 cần 84.000 người và năm 2020 cần khoảng 104.000 người. Tỷ lệ lao động trình độ từ CĐ, ĐH trở lên là 60%. Về nhân lực ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, đến 2015 ước tính cần đào tạo cho khoảng 350.000 cán bộ, công chức và 2.800 cán bộ chuyên trách CNTT. Đến 2020, cần đào tạo thêm 11.000 cán bộ chuyên trách CNTT.

Bộ TT&TT cũng đưa vào Quy hoạch của mình dự báo về nhân lực ứng dụng CNTT trong cộng đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 ước tính cần có thêm 20 triệu người sử dụng Internet để đạt mục tiêu 50% dân số sử dụng Internet và giai đoạn 2016 - 2020 cần có thêm 22 triệu người sử dụng Internet để đạt mục tiêu 70% dân số sử dụng Internet.

Một giải pháp đáng lưu ý nhất được đưa ra để thực hiện Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành TT&TT là sẽ có cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở đào tạo nhân lực viễn thông, CNTT. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các trường ĐH quốc tế mở cơ sở đào tạo bưu chính, viễn thông, CNTT ở VN với ưu đãi tương đương DN sản xuất phần mềm (áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm từ năm đầu tiên làm ăn có lãi; giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và ưu đãi vay vốn tín dụng…). Bên cạnh đó, sẽ đổi mới mạnh việc xây dựng và sử dụng các chương trình khung, giáo trình đào tạo tiên tiến của thế giới thuộc các lĩnh vực TT&TT. Phấn đấu đến năm 2015 có những chuyên ngành đào tạo về viễn thông, CNTT đạt chuẩn khu vực về nội dung chương trình đào tạo và đến năm 2020 đạt chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, một số trường ĐH đào tạo về viễn thông, CNTT được công nhận đạt đẳng cấp quốc tế...

Ngoài ra, Bộ TT&TT sẽ chú trọng xây dựng tiêu chuẩn cho chức danh GĐ CNTT trong các cơ quan Nhà nước; xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi về thu nhập, điều kiện làm việc cho cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0