Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/04/2012
Dịch vụ CNTT: Hết thời tự phát, cạnh tranh không lành mạnh

Nghị định về dịch vụ CNTT được kỳ vọng sẽ chấm dứt thời kỳ phát triển một cách tự phát, thiếu chuyên nghiệp của thị trường dịch vụ CNTT trong bối cảnh các quy định quản lý thiếu thống nhất, chưa rõ ràng.

1a.png
Ngay trong Hiệp hội Internet Việt Nam cũng còn nhiều ý kiến bất đồng của các doanh nghiệp thành viên khi bàn về quy định nêu trong Dự thảo Nghị định về dịch vụ CNTT.

Một thời “ba quân tám hướng”

Phác thảo bức tranh thị trường dịch vụ CNTT Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT thẳng thắn chỉ ra khá nhiều vệt màu xám. Cụ thể, thời gian qua, lĩnh vực dịch vụ CNTT đã phát triển rất nhanh, đa dạng về hình thức và loại dịch vụ, từ cung cấp dịch vụ tại chỗ đến cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, từ dịch vụ của các nhà cung cấp trong nước đến nhà cung cấp nước ngoài... song đa phần vẫn tự phát.

Rất nhiều loại dịch vụ CNTT mới xuất hiện nhưng chưa được phân loại, pháp lý hóa, thiếu quy định danh mục tổng thể về dịch vụ CNTT, do đó khó phân loại dịch vụ đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Nhiều Sở KH&ĐT sau khi nhận đơn xin cấp giấy phép ĐKKD của DN đã phải "nhờ" Bộ TT&TT xác định giúp xem DN đăng ký có đúng loại dịch vụ hay không.

Cũng do chưa có danh mục tổng thể về dịch vụ CNTT nên việc áp dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với ngành CNTT cũng chưa hiệu quả. Nhiều loại dịch vụ CNTT đáng được thúc đẩy thì lại không được ưu đãi, trong khi có những lĩnh vực đang là "cái phao" để DN lợi dụng trốn thuế.

Trong bối cảnh hầu như chưa có quy định quản lý của Nhà nước chuyên về lĩnh vực dịch vụ CNTT đã xảy ra tình trạng phát triển cạnh tranh không lành mạnh, nhà cung cấp dịch vụ vi phạm quyền riêng tư, sở hữu trí tuệ... Điển hình như dịch vụ quản trị dữ liệu, trung tâm dữ liệu, khi có sự cố gây mất thông tin dữ liệu, nếu không tự phòng xa phương án lưu trữ dữ liệu dự phòng thì người dùng không biết kêu ai. Cần lưu ý, với đối tượng người dùng là cơ quan Nhà nước khi sử dụng dịch vụ dữ liệu của quốc tế mà không biết chính xác nhà cung cấp là ai thì sẽ không thể kiểm soát rủi ro dữ liệu, gây nguy cơ mất an toàn tài sản thông tin dữ liệu quốc gia.

Một ví dụ điển hình khác là với dịch vụ xuyên biên giới, nhiều tổ chức nước ngoài có doanh thu phát sinh tại thị trường Việt Nam như Google, Facebook... nhưng không chịu nộp thuế vì không ĐKKD tại Việt Nam, không có đại lý tại Việt Nam, một mặt gây thất thu thuế cho Nhà nước, mặt khác còn tạo ra sự bảo hộ ngược (DN nước ngoài không phải chịu chế tài kinh doanh, có nhiều thuận lợi hơn so với DN trong nước).

Và khi các cơ quan quản lý Nhà nước cũng khó kiểm soát thị trường dịch vụ CNTT do không có công cụ quản lý hữu hiệu thì hệ lụy kéo theo là các nhà đầu tư lớn sẽ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam, gây khó khăn cho sự phát triển thị trường dịch vụ CNTT trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế.

"Thời gian tới, khi việc đàm phán quốc tế được thực hiện theo nguyên tắc dựa trên cơ sở nội luật (ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương - TPP đề ra quy tắc các nước cam kết tham gia TPP không được dựng nên luật mới sau khi tham gia TPP, chỉ được sử dụng nội luật sẵn có), nếu không kịp thời ban hành quy định pháp lý rõ ràng thì sẽ rất khó hỗ trợ cho các DN dịch vụ CNTT trong nước và sẽ có nguy cơ mất thị trường ngay tại sân nhà", ông Tuyên nhấn mạnh.

Nghị định quản lý các đối tượng ở nhiều "chiến tuyến"

Nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng để giải quyết các vấn đề bất cập và thúc đẩy phát triển dịch vụ CNTT tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã soạn thảo Dự thảo Nghị định về dịch vụ CNTT gồm 6 chương, 30 điều quy định về phân loại, quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ CNTT và dịch vụ trên nền CNTT.

Dự thảo đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến của các Hội, Hiệp hội CNTT trước khi trình Chính phủ. Ngày 4/4, Hội Tin học TP.HCM đã tổ chức Tọa đàm bàn về Dự thảo Nghị định và chiều 6/4, Hiệp hội Internet Việt Nam cũng tổ chức riêng một buổi Hội thảo với cùng chủ đề. Tuy nhiên, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, cho thấy để có được một Nghị định riêng về dịch vụ CNTT không phải là chuyện đơn giản.

Đơn cử như tại buổi Tọa đàm của Hiệp hội Internet Việt Nam, bàn về quy định quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, một luồng ý kiến cho rằng nên bắt những DN kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến như Google, Facebook phải đặt VPĐD tại Việt Nam và đóng thuế cho Chính phủ Việt Nam để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN trong nước với DN nước ngoài. Ngay lập tức có một luồng ý kiến khác đề xuất không nên quy định quá chặt chẽ, nếu bắt DN nước ngoài kinh doanh dịch vụ xuyên biên giới phải đăng ký cấp phép để Chính phủ thu được tiền thuế thì sẽ có khả năng họ thấy phức tạp quá và quyết định đóng dịch vụ tại Việt Nam. Khi đó, đối tượng người dùng trong xã hội sẽ bị ảnh hưởng mạnh, mặt khác có thể dẫn đến hệ lụy trả đũa thương mại làm khó cho DN Việt Nam muốn "bơi ra biển lớn".

Một quy định khác cũng đặt Bộ TT&TT ở thế phân vân, đó là quy định tỷ lệ "ăn chia" giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Telco) với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP). Các CP thì tha thiết mong Bộ "cứu" bằng quy định tỷ lệ 70 - 30 trong đó phần hơn nhường cho CP. Trong khi đó, các Telco lại quyết liệt phản đối với quan điểm trong nền kinh tế thị trường, tỷ lệ ăn chia nên để các DN tự quyết định tùy vào quan hệ kinh doanh của các đối tác.

Năm ngoái, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về dịch vụ CNTT song do không lường được tính phức tạp của các nội dung liên quan nên phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Dự thảo năm nay đã được bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lý dịch vụ CNTT, cũng như nghiên cứu kỹ hơn hiện trạng phát triển của thị trường dịch vụ CNTT trong nước.  

Dự thảo Nghị định về CNTT sẽ khuyến khích cơ quan Nhà nước thuê ngoài các dịch vụ CNTT đạt những tiêu chí: Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở; Không có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo bí mật thông tin dữ liệu của Nhà nước hoặc đảm bảo các điều kiện cần thiết để việc thuê dịch vụ ngoài không dẫn đến nguy cơ lộ, lọt bí mật Nhà nước; Được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước, hỗ trợ cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến; Cơ quan Nhà nước không tự thực hiện được hoặc việc thuê ngoài có hiệu quả hơn về chất lượng và kinh phí; Trên thị trường có sẵn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cần thuê đáp ứng được yêu cầu về năng lực và chất lượng dịch vụ.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0