Chủ nhật, 29/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/04/2012
5 điều cần biết về NFC

Công nghệ Near-Field Communications (NFC) đang ngày càng thu hút người dùng cá nhân, doanh nghiệp do tiện dụng, đặc biệt trong thanh toán di động. Nhưng NFC cũng tiềm ẩn rủi ro nên người dùng cần biết một số điều.

1. Gọn nhẹ, dễ dùng

NFC là công nghệ truyền tải không dây tầm ngắn (giao tiếp cận truyền thông), cho phép các thiết bị có hỗ trợ NFC truyền tải dữ liệu với nhau. NFC có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực thanh toán di động: tạo sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Sandy Shen, nhà phân tích của Gartner, cho biết NFC hỗ trợ bất kỳ dịch vụ nào yêu cầu truyền tải dữ liệu trong cự ly ngắn và xác thực.

2. Cần sự hỗ trợ hơn nữa

Chris Silva, nhà phân tích của Altimeter Group, cho biết NFC là công nghệ mà các điện thoại thông minh hiện nay và tương lai cần trang bị. Nhưng để trở nên phổ biến, NFC cần được các thiết bị và các nhà cung cấp hỗ trợ trong hoạt động thanh toán. Hiện nay, người dùng điện thoại thông minh chiếm dưới 50% thị trường di động, trong đó Apple, Android vẫn chưa hỗ trợ NFC, mặc dù iPhone 5 dự kiến sẽ trang bị công nghệ này. RIM và Samsung từ lâu đã chấp nhận ứng dụng công nghệ NFC vào các thiết bị của hãng, nhưng hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc trang bị NFC trên các thiết bị hiện có.

3. Lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp cung cấp thẻ tín dụng, dịch vụ điện thoại di động có các nghiệp vụ xử lý thanh toán thì việc hỗ trợ NFC sẽ đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, Chris Silva cho rằng việc kiểm soát và quản lý thanh toán di động qua NFC sẽ không dễ dàng. Chẳng hạn nếu trên hóa đơn do nhà mạng gửi cho bạn xuất hiện khoản phí cà phê, thì ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán? Ngoài ra, bộ phận CNNT của doanh nghiệp sẽ “mệt mỏi” trong việc quản lý người dùng, ngăn chặn họ sử dụng các thiết bị của doanh nghiệp thực hiện các thanh toán cho cá nhân.

4. NFC hiện sử dụng ở một số quốc gia

Chris Silva nói rằng NFC giờ được sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn ở Nhật Bản, người dùng sử dụng NFC, thông qua giải pháp có tên gọi FeliCa để thực hiện các hoạt động mua hàng, thanh toán từ điện thoại của họ. Tại Mỹ, nhiều người vẫn chưa thể dùng NFC trong thanh toán vì một số xung đột giữa nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp thẻ tín dụng. Thomas Husson, nhà phân tích của Forrester Research, cho rằng giải pháp thanh toán di động dùng NFC thành công tại Nhật một phần là do các nhà cung cấp di động giảm giá điện thoại hỗ trợ NFC.

5. Rủi ro bảo mật

Theo Chris Silva, để mất thiết bị là rủi ro bảo mật lớn nhất khi bạn sử dụng NFC. Chris Silva cho rằng đây có thể là rào cản lớn nhất trong việc ứng dụng NFC. Thời gian gần đây, một số viện nghiên cứu, trường đại học đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các thiết bị hỗ trợ NFC. Chẳng hạn trường đại học Arizona State University, ứng dụng công nghệ NFC cho ký túc xá, nhận ra rằng họ có thể cải thiện khả năng bảo mật nếu thiết lập thời gian ứng dụng xử lý thông tin chỉ trong 30 giây.

Theo Pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0