Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 28/03/2012
Mua bán trên mạng vẫn canh cánh nỗi lo lừa đảo

Theo nghiên cứu mới đây của công ty nghiên cứu thị trường và thương hiệu Cimigo, chỉ có 13% khách hàng cho biết cảm thấy an toàn khi mua sản phẩm trên mạng.

Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường và thương hiệu Cimigo mới đây, chỉ có 13% khách hàng cho biết cảm thấy an toàn khi mua sản phẩm trên mạng.

Trong khi đó, 87% vẫn cảm thấy chưa an toàn và cho rằng, mua bán trên mạng vẫn còn phổ biến hiện tượng lừa đảo chuyển tiền không giao hàng hay chuyển hàng nhái, hàng giả, không đúng mô tả…

Nhiều đối tượng lừa đảo đã đưa ra các chiêu thức rất tinh vi như tạo tình huống giả hay lập hẳn một website có địa chỉ, thông tin rõ ràng nhưng thực chất lại chỉ là những địa chỉ ảo… khiến rất nhiều người bị mắc lừa. Với những website có địa chỉ ảo thì không chỉ người mua mà ngay những người bán cũng có thể dễ dàng bị lừa nếu không cảnh giác khi bán hàng qua mạng.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc PeaceSoft, Trưởng ban Truyền thông Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, trong 5 năm qua, có khoảng gần chục vụ lừa đảo lớn giá trị lên tới vài trăm triệu đồng.

“Tuy nhiên, còn rất nhiều vụ lừa đảo nhỏ từ vài trăm đến vài triệu đồng mà người mua không biết kêu ai hoặc không ai đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ. Ước tính số lượng vụ lừa đảo không được báo cáo chiếm đến 90% các vụ lừa đảo trực tuyến trên Internet”, ông Bình cho biết.

Theo báo cáo điều tra năm 2011 của hãng bảo mật McAfee, có đến 50% khách hàng dừng mua tại khâu thanh toán vì lo sợ rủi ro. 

Tại nhiều quốc gia khác, các website bán hàng trên mạng uy tín đã và đang được trang bị chứng chỉ đảm bảo (trust-mark) do một bên thứ ba cấp để phân biệt mình giữa vô vàn người bán trực tuyến khác.

Vì thực tế, có đến 75% khách hàng được hỏi cho biết chỉ mua hàng tại các website có chứng nhận đảm bảo và 63% khách hàng sẽ không mua tại website không có trust-mark, kể cả có mức giá hời (McAfee).

Tại Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cũng ra mắt chứng nhận website thương mại điện tử uy tín TrustVn, đánh giá các website trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà chuyên môn có uy tín.

Hiện, một số sàn thương mại điện tử đã bắt đầu cho ra mắt các chương trình đảm bảo giúp người mua nhận diện đơn vị bán hàng uy tín, như cổng thanh toán NgânLượng.vn, theo đó các doanh nghiệp được cấp chứng nhận này đều phải qua thẩm định là có thật và thực sự uy tín.

Trực tiếp quản lý sàn thương mại điện tử được coi là lớn nhất nhì hiện nay tại Việt Nam, nhưng ông Nguyễn Hòa Bình cũng cho rằng, người mua không nên chuyển tiền qua tài khoản trực tiếp cho người bán, vì sẽ vô cùng rủi ro và khó để một đơn vị nào đó đứng ra bảo vệ được.

Theo ông Bình, cách thanh toán an toàn hơn là sử dụng công cụ thanh toán tạm giữ của các ví điện tử vì chỉ khi nào người mua nhận được hàng và xác nhận hàng đúng mô tả thì người bán mới rút được tiền ra khỏi ví điện tử.

Theo Vneconomy.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0