Thứ sáu, 17/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/03/2012
"Nhắc khéo" các doanh nghiệp nước ngoài về bản quyền

Hàng trăm doanh nghiệp của Đài Loan đã được cập nhật những thông tin về bản quyền tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và các điều luật liên quan” vừa được tổ chức tại TP HCM.

1.jpg
Cục Bản quyền tác giả VN, BSA trao Giấy ghi nhận đã thực hiện luật SHTT về nghĩa vụ sử dụng quyền tác giả đối với chương trình máy tính cho công ty TNHH Việt Nam Chung Shing Textile. Ảnh: TH

Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam (COV), Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và Phòng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam vừa có cuộc gặp các doan nghiệp Đài Loan đang kinh doanh tại Việt Nam. Động thái này được xem như hành động "nhắc khéo" các doanh nghiệp về chuyện bản quyền tại Việt Nam.

Hội thảo đã cập nhật những thông tin mới nhất về các điều luật liên quan đến bản quyền phần mềm của Việt Nam cho các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam, để tránh những rắc rối về mặt pháp luật có thể xảy ra do thiếu thông tin. Tại hội thảo, văn phòng Luật sư Baker & McKenzie cũng cập nhật về sự kiện Nghị viện bang Washington đã thông qua một đạo luật mới có tên là “Vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin” vào ngày 22/7/2011 để nhắm vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là việc sử dụng phần mềm không bản quyền. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp sản xuất có hàng hóa được bán ở bang Washington sẽ phải có giấy tờ chứng minh là doanh nghiệp đó đã sử dụng phần mềm có bản quyền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tiếp đó, BSA và các thành viên là Công ty Máy tính Lạc Việt, Bkis, PCT và Microsoft cũng tư vấn các giải pháp hữu hiệu về bản quyền phần mềm (BQPM) cho các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Tại hội thảo, Tiến sỹ Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả đã cập nhật khái quát về hệ thống pháp luật, cũng như giới thiệu các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và các quyền liên quan, cung cấp cho các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại Việt Nam những thông tin chi tiết nhất.

“Hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp của các doanh nghiệp có thể đối mặt với tội hình sự và các hình thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật. Ngoài ra, người sở hữu tác quyền cũng được quyền sử dụng các biện pháp khác để xử lý việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, như tiến hành khiếu tố tại tòa án có thẩm quyền theo Điều 198.1d, Luật SHTT, và/hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải ngừng hành động vi phạm, chính thức xin lỗi và có biện pháp khắc phục, yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, kể cả thiệt hại vật chất, cũng như trả án phí theo các Điều 202, 204, 205 Luật SHTT. Mức độ thiệt hại được xác định dựa trên những tổn thất thực tế đối với người có quyền sở hữu trí tuệ, do hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra”, Tiến sỹ Vũ Mạnh Chu nhấn mạnh tại buổi hội thảo.

Luật sư Da-Fa Feng, Văn phòng luật sư Baker & McKenzie tại Đài Loan cho biết: “Các doanh nghiệp sản xuất hay Chánh sở tư pháp bang Washington có thể khởi kiện dân sự đối với những người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh do sử dụng sản phẩm CNTT bị đánh cắp hay chiếm dụng trong sản xuất, phân phối, tiếp thị hay bán sản phẩm của mình tại bang Washington. Luật tương tự cũng đã được thông qua ở bang Louisiana. Do vậy, các hành vi trái với luật này sẽ khiến doanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phải bồi thường thiệt hại, bị tịch thu hàng hóa và thậm chí bị tước quyền tiếp cận một thị trường màu mỡ là Hoa Kỳ”.

“Mặt khác, các hãng sản xuất sử dụng sản phẩm CNTT hợp pháp sẽ được lợi theo luật này, bởi luật tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho những nhà sản xuất trước đó đã phải chịu bất lợi về cạnh tranh trước những người cạnh tranh không bình đẳng do sử dụng sản phẩm CNTT không bản quyền”, ông Da-Fa Feng phát biểu tại hội thảo.

Ông Đào Anh Tuấn, Đại diện Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) cho biết, theo một nghiên cứu của IDC, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) là 60% vào năm 2010, tương đương với 18.7 tỷ USD tiền vi phạm. Cũng trong năm 2010, theo thống kê, cứ 5 phần mềm thì có 3 phần mềm bị sử dụng bất hợp pháp.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0