Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/03/2012
Thanh tra, kiểm tra trong CNTT còn mờ nhạt

Ngành CNTT-TT đã có nhiều lĩnh vực làm tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra như chống in lậu, quản lý Internet, game online, thuê bao trả trước.... nhưng riêng lĩnh vực ứng dụng - phát triển CNTT thì công tác thanh kiểm tra chưa mạnh.

Vi-pham-hanh-chinh-CNTT.jpg
Hành vi trích dẫn thông tin mà không xin phép là trái với Nghị định 63 của Chính phủ, nhưng đến nay vẫn hiện diện phổ biến trên các trang thông tin điện tử. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Từ góc nhìn của địa phương, ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở TT&TT Bình Thuận chia sẻ nhận định: Thực tế tại một số tỉnh, thành phố hiện nay, việc thanh tra CNTT còn rất chung chung, trong nhiều đợt thanh tra liên ngành, cả cán bộ thanh tra và đối tượng được thanh tra đều rất lúng túng. Công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực CNTT vẫn còn nhiều khó khăn.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT đều phối hợp với Hội Tin học Việt Nam thực hiện báo cáo xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT (ICT Index) đối với các tỉnh, thành phố, nhưng sau khi công bố lại không có khen thưởng hoặc phê bình, xử phạt. Để tạo động lực thực sự cho các địa phương phấn đấu hơn nữa trong việc nâng cao khả năng ứng dụng và phát triển CNTT-TT, rất cần phải có thẩm định, kiểm tra, khen thưởng những điển hình làm tốt và phê bình những đơn vị còn yếu kém.

Theo ông Lê Minh Tuấn, trước mắt, hoạt động thanh kiểm tra trong lĩnh vực CNTT có thể “nhấn” vào một số vấn đề nóng.

Điển hình như việc triển khai phần mềm nguồn mở, thời gian qua, từ Chính phủ đến Bộ TT&TT và Bộ Khoa học Công nghệ đều đã tổ chức nhiều hội thảo, ban hành nhiều văn bản nhưng công tác thực hiện chưa tốt, vấn đề kiểm tra xử phạt cũng không nghiêm, nên gần đây có sự lắng đọng.

Bên cạnh đó, lực lượng thanh kiểm tra lĩnh vực CNTT nên “để mắt” tới những vấn đề khác như đảm bảo an toàn an ninh thông tin; bản quyền phần mềm; triển khai dịch vụ hành chính công trên các website, cổng thông tin điện tử…

“Từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT. Bộ TT&TT cùng các cơ quan hữu quan cần chú trọng hơn tới việc thanh kiểm tra hoạt động ứng dụng CNTT tại địa phương”, ông Tuấn kiến nghị.

Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 đã quy định rất chi tiết, cụ thể về các mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT. Song trên thực tế, chưa có nhiều đối tượng thuộc diện vi phạm bị “túm gáy”.

Điển hình, Nghị định 63 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: phát tán chương trình virus máy tính hoặc phần mềm gây hại hoặc đoạn mã gây hại; xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ trái quy định của pháp luật đối với các nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng; tấn công từ chối dịch vụ (DOS, DDOS) hoặc có các hành vi cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin; đánh bạc, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm, lừa đảo trên môi trường mạng. Đối chiếu vào thực tế, các hành vi vi phạm dạng này xuất hiện khá phổ biến, thế nhưng chưa thấy cơ quan chức năng công bố nhiều về những trường hợp vi phạm cụ thể đã bị xử lý.

Ngoài ví dụ nêu trên thì còn rất nhiều quy định xử phạt khác trong Nghị định 63 cũng chưa được áp dụng nghiêm để thể hiện rõ sức mạnh của chế tài.

Chẳng hạn: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác (mà theo quy định của pháp luật là được phép trích dẫn) nhưng không nêu rõ nguồn gốc của thông tin đó.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thông tin số đó hoặc trích dẫn trái quy định của pháp luật; Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng mà không được sự đồng ý của người đó trừ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Công nghệ thông tin; Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không thông báo cho người đó biết hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin đó.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm hệ thống thiết bị cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ công và lấy ý kiến trên môi trường mạng hoạt động cả trong giờ và ngoài giờ làm việc hoặc không thông báo theo quy định khi hệ thống có sự cố; không lưu trữ thông tin về giải pháp và sản phẩm dùng chung, nội dung và kết quả thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã triển khai vào cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật…

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm chương trình phần mềm có chức năng giống nhau hoặc gần giống nhau gây lãng phí….

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0