Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/03/2012
"Lộn xộn" ngôi thứ mạng xã hội ở Việt Nam

Theo đại diện Vinalink, dù số lượng thành viên và lưu lượng của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook nhưng nếu xét cả mức độ tương tác giữa các thành viên cũng như sức ảnh hưởng thì không có mạng xã hội nào ở Việt Nam "qua mặt" được Facebook.

1a.jpg

 

Facebook hay Zing Me mới là mạng xã hội số 1 Việt Nam ?

Tháng 2/2012, ông Hà Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Vinalink Media đã công bố báo cáo xếp hạng Top 100 Mạng xã hội và các trang web cộng đồng lớn nhất Việt Nam. Theo đó, nếu chỉ xét riêng các mạng xã hội nội và ngoại tại Việt Nam, Facebook đang giữ vị trí dẫn đầu (xếp thứ 2 ở Top bảng xếp hạng chung, sau Youtube). Sau đó là đến Zing Me, Google Plus, Go.vn với vị trí lần lượt là 3, 4 và 13 trong top 100.

Giống với 2 vị trí dẫn đầu của Vinalink, bản báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố tháng 4/2011 chỉ ra rằng năm 2010, 70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47%. Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội. Bản báo cáo người dùng Internet (NetCitizens) Việt Nam 2011 được Hãng nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11-12/2010 với hơn 6.200 cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở 12 thành phố tại Việt Nam.

Ngược lại với 2 bản báo cáo trên, theo báo cáo ComScore công bố số liệu mới nhất về thị trường trực tuyến Việt Nam vào tháng 8/2011, Zing Me hiện dẫn đầu về số lượng thành viên tại Việt Nam với hơn 3 triệu thành viên, theo sau là Facebook với khoảng 1,4 triệu thành viên, tiếp đến là một số mạng xã hội nhỏ khác như Tamtay, Banbe,...

1a.jpg

Facebook "qua mặt" Zing me trong bảng xếp hàng top 100 của Vinalink.

Facebook chiếm ưu thế về khả năng tương tác và độ ảnh hưởng

Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam, ông Hà Tuấn Anh cho biết, xếp hạng top 100 của Vinalink dựa trên 3 tiêu chí, bao gồm lưu lượng (traffic) dựa trên kết quả Alexa và Google Ad Planner (đóng góp khoảng 30% vào kết quả); mức độ, thời gian tương tác giữa các thành viên (50%) và cuối cùng là mức độ ảnh hưởng, tần suất xuất hiện, lan truyền của mạng xã hội, cộng đồng đó đối với người dùng, truyền thông (20%).

Chính vì thế, mặc dù lưu lượng của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook (17 triệu lượt ghé thăm so của Zing Me với 11 triệu lượt của Facebook- số liệu Google Ad Planner) nhưng với 2 tiêu chí còn lại thì Facebook lại hơn hẳn Zing Me như mức độ tương tác của các thành viên Zing Me chỉ bằng 2/3 và mức độ ảnh hưởng thì thua xa so với Facebook, chỉ bằng khoảng 1/2.

Theo ông Tuấn Anh, sở dĩ có sự chênh lệch giữa mức độ tương tác, ảnh hưởng giữa Facebook và Zing Me là do độ tuổi các thành viên tham gia 2 mạng xã hội này. Cụ thể, trong khi các thành viên của Facebook có độ tuổi chủ yếu từ 16 - 29 tuổi thì độ tuổi những thành viên của Zing Me là 14 - 21 tuổi. Do đó, mức độ ảnh hưởng của những vấn đề bàn tán trên Facebook có sức lan rộng hơn Zing Me.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là 70 - 80% người dùng của Zing Me vào để chơi game và đồng thời sử dụng các tính năng mạng xã hội khác, trong khi với Facebook, tỷ lệ người chơi game rất thấp, chỉ 30-40% (còn lại là những người sử dụng duy nhất tính năng mạng xã hội của Facebook).

"Chưa kể đến, độ tuổi thành viên của Facebook thường là 8X trở lên nên online nhiều hơn so với thành viên Zing Me dẫn đến thời gian tương tác lớn hơn hẳn", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Xu hướng “thông tường” giữa mạng xã hội và diễn đàn

Ông Tuấn Anh cho rằng, xu hướng phát triển của các mạng xã hội và trang web cộng đồng lớn ở Việt Nam sẽ tập trung vào những giá trị bản địa (local) để tránh sự “thâu tóm” của website nước ngoài và tích cực quảng bá để trở thành vị trí số 1 trong cửa ngách nào đó.

Bên cạnh đó, mạng lưới quảng cáo của các doanh nghiệp như Ad Micro, Vatgia Ad… sẽ mua quảng cáo của những diễn đàn từ lớn cho đến nhỏ. Từ đó, các diễn đàn nhỏ sẽ có nguồn thu để lớn nhanh, chăm chút vào cộng đồng hơn từ các sự kiện offline, nội dung và đi sâu vào chuyên ngành của diễn đàn mình để gia tăng quyền lợi.

"Xu hướng thông tường kết nối giữa các diễn đàn với mạng xã hội như dùng tài khoản Facebook có thể truy cập vào diễn đàn HVA… cũng nở rộ trong thời gian tới. Qua đó, số lượng thành viên của các diễn đàn ở Việt Nam sẽ tăng lên vì không phải đăng ký như hiện tại", ông Tuấn Anh kết luận.  

Theo ông Hà Tuấn Anh - Tổng giám đốc Vinalink Media, Top 100 mạng xã hội và các trang web cộng đồng lớn nhất Việt Nam bao gồm 90 website là của Việt Nam và 10 trang web là của doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, 10 mạng xã hội nước ngoài phủ tới 83% lượng người dùng Internet của Việt Nam.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0