Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/03/2012
Được gì - mất gì với kỹ sư phần mềm đi dự án xa?

Đằng sau những thành công của các dự án công nghệ thông tin (CNTT) các tỉnh là ai? Đời sống của họ thế nào? Họ được và mất gì trong những chuyến đi xa?

“Cánh cửa” việc làm mở rộng

Mỗi ngành nghề có một đặc thù công việc khác nhau, ở mỗi công việc khác nhau ấy mỗi người sẽ có được những niềm vui riêng, cơ hội riêng, thử thách riêng. Những kỹ sư triển khai các dự án phần mềm cho các tỉnh cũng vậy, những chuyến đi xa của họ mang đến nhiều cơ hội, niềm vui nhưng cũng nhiều khó khăn và thử thách.

Anh Châu Hoàng Tiến Sĩ, Giám đốc sản phẩm, Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC, cho biết khi đi triển khai các dự án ở các tỉnh có nhiều niềm vui, nhiều cơ hội nhưng cũng có khá nhiều thiệt thòi.

Cơ hội việc làm trong những chuyến đi xa rất cao. Cụ thể, cứ mỗi lần đi triển khai các giải pháp ở các tỉnh miền Tây, phía đối tác rất quý nhân viên và họ muốn nhân viên đó ở lại làm việc chọ họ, bởi lẽ, người triển khai dự án hiểu biết sâu về các giải pháp để hỗ trợ họ bảo dưỡng và duy trì hệ thống sao cho hệ thống hoạt động tốt.

Rất nhiều đơn vị đề nghị kỹ sư triển khai dự án chuyển công tác về đơn vị họ để phụ trách duy trì hệ thống. Đối với những người đi làm triển khai các dự án ở nước ngoài, công ty nước ngoài muốn giữ lại và đưa ra mức lương hấp dẫn.

Hình minh họa.

Không những thế mỗi chuyến đi xa là một niềm vui, biết được nhiều phong cảnh đẹp, biết được lối sống của từng vùng miền, có nhiều mối quan hệ tốt, mọi người yêu thương và đùm bọc nhau như một gia đình.

“Trong quá trình triển khai người kỹ sư sẽ ở cùng địa phương, hàng ngày họ tiếp cận với người mới họ có thêm một người bạn, lâu ngày tình cảm gắn kết với nhau có thêm được tình bạn”, ông Đặng Ngọc Đảnh, Giám đốc Trung tâm Giải pháp Chính phủ Lạc Việt chia sẻ.

Tuy nhiên, ngoài những cơ hội, niềm vui, các kỹ sư phần mềm triển khai các dự án ở các tỉnh cũng gặp không ít thiệt thòi. Mỗi lần đi xa là một lần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ. Quá trình học thêm để trau dồi kiến thức bổ sung như kinh tế, sau đại học, ngoại ngữ v.v… bị dở dang, đứt đoạn. Đối với những người có gia đình thì không có thời gian chăm sóc cho gia đình, thiếu thốn về mặt tình cảm. 

Đối mặt với khách hàng khó tính

Bên cạnh đó, người làm công tác triển khai cũng gặp khá nhiều khó khăn. Đa số khách hàng phía Nhà nước đều là những khách hàng khó tính, kỹ sư mới đến chưa hiểu rõ khách hàng nên quá trình triển khai còn khó khăn. “9 người 10 tính cách”, do vậy, người triển khai dự án phải có tính cách hài hòa, cởi mở. 

Những người tính cách quá quyết liệt, thiếu mềm mỏng sẽ rất khó thuyết phục khách hàng. Khách hàng nói thì cứ nghe, sau đó về phân tích vấn đề xem đúng hay sai. Sau khi phân tích đánh giá cụ thể mới tìm cách phân tích cho khách hàng hiểu, không nên "phản ứng nhanh" ngay lúc đó. Khi phân tích nếu khách hàng nghe hợp lý, qua một vài lần họ sẽ tin nhà triển khai.

Thông thường các lập trình viên rất nóng tính. Phần mềm là "đứa con tinh thần" của họ, khi ai đó đụng vào "đứa con tinh thần" họ thường phản ứng tức thì, dẫn tới căng thẳng. Nếu hai bên không tìm ra tiếng nói chung thì dự án sẽ bị hủy bỏ. Do vậy, kỹ sư phần mềm cần có kỹ năng giao tiếp để khắc phục tình trạng này.

“Một lần tôi đi triển khai dự án phần mềm tiếp dân cho khối tư pháp. Khi phần mềm bị lỗi, người dân xếp hàng dài chờ đợi khiến cho người sử dụng phần mềm bị áp lực. Lúc đó, tôi nhẹ nhàng giải thích sự cố một cách hợp lý. Cuối cùng mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn”, ông Sĩ nói.

Mặt khác, 100% các dự án phần mềm Nhà nước đều phải thiết lập theo yêu cầu. Mặc dù là phần mềm chuẩn nhưng xuống từng đơn vị từng địa phương là khác nhau, đó là những khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai. Khi đó, phải khảo sát thật kỹ mới cho ra giải pháp “vẹn cả đôi đường”. Thông thường, những phần mềm đã đóng gói có thời gian triển khai mất 3 tháng. Nếu thực sự muốn sát với công việc thì bắt buộc phải thiết lập lại phần mềm theo yêu cầu của khách hàng và công việc sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Do vậy, kỹ sư phần mềm phải là người có lòng đam mê, óc sáng tạo và khả năng giao tiếp tốt để có thể vừa tạo ra được những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng, vừa mềm dẻo trong xử lý các mâu thuẫn, tình huống trong quá trình triển khai dự án.

Theo Pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0