Thứ năm, 09/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/03/2012
Linux di động trỗi dậy, đe dọa Android

Mặc dù Android đang rất thịnh, nhưng dường như chúng ta đang bước vào một thời kỳ Linux hiện diện khắp nơi trong thế giới di động, trong đó có nhiều lựa chọn thay thế Android.

Thị trường di động dường như là mảnh đất tốt cho Linux, khi mà Android - một hệ điều hành di động dựa trên nền tảng Linux - đang rất thành công, và ít người có thể đoán được điều này vài năm trước. 

Thực tế, gần đây, Android đang là đối thủ chính của Linux trong lĩnh vực di động. Đã có một số hệ điều hành (HĐH) dành cho di động "đến rồi đi" như LiMo, Maemo, Moblin và MeeGo, nhưng không một HĐH nào trong số này có thể sánh với Android về độ hấp dẫn.  

Đây cũng là lý do tại sao MWC 2012 trở nên rất đáng chú ý. Những màn giới thiệu sản phẩm ở MWC phần nào cho thấy sự nỗ lực của Linux dù sắp tới HĐH này trên phân khúc di động có thể áp đảo hay lép vế trước Android.

Không thể phủ nhận rằng HĐH Android vẫn đang phát triển mạnh, thâm chí có thể mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng dường như chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà Linux hiện diện khắp nơi trong thế giới di động, trong đó có nhiều lựa chọn thay thế cho Android.

Dưới đây là 3 ví dụ tiêu biểu về HĐH Linux trên các điện thoại thông minh (smartphone):

1. Boot to Gecko

Có lẽ đáng chú ý nhất là Mozilla – nhà phát triển trình duyệt Firefox – trong tuần này đã công bố nền tảng thiết bị web mở (Open Web Devices platform) dành cho điện thoại thông minh (smartphone) dựa trên dự án Boot to Gecko (B2G).

Xem thêm: Mozilla phát triển hệ điều hành di động nền web

Với B2G, Mozilla muốn hướng đến việc xây dựng một hệ điều hành độc lập, hoàn chỉnh dành cho nền web mở, trong đó Linux là nhân tố chính. Với sự hỗ trợ từ các hãng như Telefonica, Adobe, Deutsche Telekom và Qualcomm thì nền tảng thiết bị web mở hứa hẹn sẽ mang đến một diện mạo mới cho Linux trong phân khúc di động. 

2. Tizen

Tại MWC 2012, nền tảng Tizen đã xuất hiện với nhiều cải tiến. Tizen được biết đến là một dự án nguồn mở với sự hậu thuẫn của Intel, phát động bởi tổ chức Linux Foundation hồi tháng 9/2011. Tizen cũng nhận được sự quan tâm từ Samsung; và mới tuần này, nhà sản xuất điện thoại Huawei của Trung Quốc đã giới thiệu bản beta của nền tảng Tizen và bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) của hãng dành cho nền tảng này.

Tính năng mới trên bản beta của Tizen sẽ cập nhật giao diện người dùng và giao diện lập trình ứng dụng web để giúp việc phát triển các ứng dụng web dễ dàng hơn. Hiệp hội Tizen cho biết các tính năng của bộ SDK này cũng hỗ trợ cho cả Windows lẫn Ubuntu Linux. Trong khi đó, Huawei cho biết công ty có kế hoạch chế tạo và thương mại hóa các thiết bị cầm tay sử dụng nền tảng Tizen.

3. Ubuntu trên điện thoại Android

Nói đến HĐH Ubuntu Linux, đừng quên thông báo mới đây về việc nó có thể chạy song song với Android trên các smartphone sắp tới. Khi đó người dùng sẽ hoàn toàn có được trải nghiệm như trên máy tính để bàn khi gắn smartphone với một giá đỡ (dock) kết nối với bàn phím và màn hình. Ubuntu cho Android sẽ được cài đặt sẵn cùng với nền tảng của Google trên các điện thoại dùng cả 2 hệ điều hành này. 

Hệ điều hành webOS dựa trên Linux cũng đã thể hiện sự đổi mới với một trình duyệt mới toanh vào đầu tháng này. Có thể webOS sẽ chưa hoàn toàn là mã nguồn mở cho đến tháng 9/2012, nhưng nó cũng là một "thế lực" đáng phải để mắt. Theo dữ liệu của Net Applications vào tháng 1/2012, HĐH iOS của Apple hiện chiếm khoảng 54% thị phần trên thị trường hệ điều hành di động/máy tính bảng, trong lúc Android là 18%. Thật khó dự đoán tình hình sẽ như thế nào sau 1 hay 2 năm nữa.

Theo Pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0