Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/02/2012
Tại sao điện thoại Android chậm được "lên đời"?

Phần cứng với bộ chip, dải sóng vô tuyến phức tạp và yêu cầu từ phía nhà mạng là nguyên nhân khiến thiết bị Android chậm được “lên đời”.

motorola-xoom-ics-update.jpg
Máy tính bảng Motorola Xoom đã được nâng cấp lên Android 4.0 "Ice Cream Sandwich"

Nhiều người đổ lỗi tùy chỉnh giao diện người dùng (UI) như một trong nhiều nguyên nhân chính khiến việc cập nhật Android phiên bản mới chậm chạp, tuy nhiên, theo quan chức Motorola, đó không phải là vấn đề. Vấn đề ở đây chính là bản thân phần cứng.

Trao đổi với PCMag, Phó chủ tịch cấp cao Motorola – Christy Wyatt giải thích đầy đủ về vấn đề chậm trễ này: “Khi Google phát hành phần mềm… họ chỉ tạo ra phiên bản phần mềm cho bất cứ mẫu nào có kế hoạch cài đặt sẵn… Phần cứng cho tới nay vẫn là một trở ngại lớn, với nhiều bộ chip và nhiều dải sóng vô tuyến cho các quốc gia khác nhau. Đó thực sự là một cỗ máy lớn.”

Motorola hiểu người dùng muốn được cập nhật Android nhanh hơn, tuy nhiên quá trình vô cùng phức tạp: đầu tiên là hỗ trợ phần cứng, sau đó là các lớp phần mềm tùy chỉnh từ nhà sản xuất như Motorola, cuối cùng, điện thoại phải được tái kiểm định bởi các nhà mạng nên cần thêm thời gian. Theo Wyatt, công ty không thể cung cấp khung thời gian nâng cấp chắc chắn vì “mỗi nhà mạng đều muốn nâng cấp từng sản phẩm một, và đôi khi họ muốn kiểm soát thời gian… không dễ dàng để đưa ra những phát ngôn có tính chất toàn cục.”

Bà cũng cho biết Windows Phone chỉ hỗ trợ một bộ chip vì thế nâng cấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Motorola không có kế hoạch hỗ trợ Windows Phone và chỉ trung thành với Android. Trong khi đó, Sony dù tuyên bố sẽ cập nhật Android 4.0 trên nhiều loại điện thoại sớm vì phải xử lí ít bộ chip và nhà mạng hơn cũng chưa đưa ra lời hứa hẹn nào về lịch trình nâng cấp Ice Cream Sandwich (ICS).

Có vẻ như Wyatt và Motorola đang thực sự kì vọng vào ICS. Bằng cách cung cấp cho người dùng và các nhà phát triển UI duy nhất cho cả điện thoại và máy tính bảng, Wyatt chia sẻ ICS sẽ làm tăng sức hút của máy tính bảng Android như Motorola Xoom và Xyboard, “giải quyết điểm khác biệt về trải nghiệm và khoảng trống trong hệ sinh thái giữa điện thoại và máy tính bảng”.

Việc chuyển sang Android 4.0 cũng làm thay đổi Webtop, chế độ hiếm hoi của Motorola cho phép chuyển điện thoại thành laptop mini chạy hệ điều hành máy tính Linux. Phiên bản Linux máy tính không còn cần thiết thời kì “hậu ICS”. Tuy nhiên, hãng vẫn cần nghiên cứu để ICS hoạt động tốt trong chế độ laptop – ví dụ, cách xử lí ứng dụng điện thoại để hoạt động trong cửa sổ hay nhận hỗ trợ bàn phím và chuột thong qua hệ thống. Hiện tại, Motorola đang tìm kiếm cách thay đổi Webtop cho thế giới “hậu ICS”.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0