Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/02/2012
Viễn thông Việt Nam với mục tiêu khẳng định thương hiệu quốc tế

Với các DN lớn trong ngành bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin (BCVT-CNTT) thì thị trường trong nước dù lớn nhưng hiện là “chiếc áo chật”, do vậy, muốn phát triển mạnh, các DN buộc phải tìm cách đầu tư ra nước ngoài để tìm thị trường, tạo cơ sở phát triển lâu dài cho lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị viễn thông và CNTT cũng như để khẳng định thương hiệu viễn thông Việt Nam trên thị trường quốc tế.




Ghi dấu thành công
Ngành viễn thông Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Doanh thu của các DN viễn thông liên tục tăng và tăng trưởng cao, ổn định trong bối cảnh kinh tế vẫn chịu những tác động của khủng hoảng kinh tế. Góp phần vào thành công này là nỗ lực phát triển và mở rộng thị trường của các đơn vị trong ngành viễn thông nước ta. Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là một DN tiên phong trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài và đã đạt được thành công đáng kể. Trong năm 2011, doanh thu tại thị trường nước ngoài của Viettel đạt con số xấp xỉ 500 triệu USD, riêng tại 2 thị trường Lào và Campuchia, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn đạt gần 70 triệu USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2010. Hiện Viettel đã có mặt tại tại 5 quốc gia là Lào, Campuchia, Haiti, Peru và Mozambique đã thể hiện tầm nhìn qua quyết tâm của Viettel trong việc mang thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Cùng với Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng là một gương mặt sáng trong mở rộng thương hiệu ngành viễn thông nước ta ra thị trường thế giới. Doanh thu năm 2011 của VNPT là 120.800 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2010. VNPT cũng đã có những kế hoạch cụ thể để mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài thông qua việc cung cấp những sản phẩm hợp tác với các đối tác nước ngoài như cáp quang, thiết bị đầu cuối như điện thoại Avio. VNPT đang định hướng tới phát triển nguồn năng lượng sạch và đang có nhà máy liên doanh với Hàn Quốc… Ngoài ra, Công ty Cổ phần công nghệ FPT cũng là một minh chứng cho mục tiêu vươn xa của viễn thông Việt Nam trong tương lai với những dự án cụ thể đang được thực hiện tại thị trường nước ngoài.
Với thành công bước đầu và những chiến lược phát triển cụ thể trong dài hạn hứa hẹn làn sóng “chinh phục thị trường mới” của ngành viễn thông nước ta sẽ mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới và mục tiêu khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế là tất yếu.
Đích đến thương hiệu quốc tế
Quyết tâm xây dựng thương hiệu viễn thông mang tầm quốc tế đã được thể hiện rõ qua việc xây dựng kế hoạch và mục tiêu đề ra của các “trụ cột” viễn thông nước ta trong dài hạn. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc Viettel, cho biết, năm 2012, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu tại thị trường nước ngoài đạt trên 50%, đồng thời mở rộng kinh doanh thêm tại 3-4 quốc gia, với tổng số dân khoảng 100 triệu người. Viettel sẽ mở rộng đầu tư ra nước ngoài, dự kiến đến năm 2015, Viettel sẽ có 100 triệu thuê bao ở trong nước và khoảng 500 triệu thuê bao ở nước ngoài. Đồng thời, Viettel đang lập phương án đầu tư xây dựng mạng viễn thông tại thị trường Mali ở châu Phi, với tổng vốn đầu tư trên 270 triệu USD.
Cùng với Viettel, năm 2012, “đại gia” viễn thông VNPT cũng lên kế hoạch mở rộng phạm vi phủ sóng tại thị trường nước ngoài. Ông Phan Hoàng Đức - Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, để thực hiện mục tiêu trên, VNPT sẽ chuyển giao phần vốn góp của mình trong Công ty VNPT Global sang cho MobiFone để tập trung nguồn lực cho nhà mạng này đầu tư ra nước ngoài. Hiện VNPT Global đang cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet tại một số thị trường lớn là Mỹ, Singapore, Hồng Kông, Cộng hòa Séc. Việc VNPT sẽ tiếp tục đầu tư ra nước ngoài sẽ được thực hiện theo hướng hợp tác kinh doanh và góp vốn liên doanh với một số hãng sản xuất thiết bị của nước ngoài để sản xuất thiết bị đầu cuối. Ông Đức cho biết thêm, mục tiêu chiến lược của VNPT là đến năm 2015 trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp viễn thông - CNTT hàng đầu khu vực châu Á. Để hiện thực hoá quyết tâm này, VNPT đã đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu phát sinh giai đoạn 2011-2015 là 1.000.690 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,22%/năm. Đề đạt được mục tiêu này VNPT cần mở rộng hoạt động ra nước ngoài để mở rộng thị trường theo tầm nhìn dài hạn…
FPT cũng là đơn vị đồng hành trên chặng đường xây dựng thương hiệu quốc tế cho ngành viễn thông nước ta thông qua nhiều kí kết hợp tác đầu tư ra nước ngoài. Vừa qua, FPT thành lập Công ty FPT Nigeria nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phần mềm; bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông; đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học tại thị trường Nigeria. Ngoài ra, mới đây, FPT cũng đã đạt được những thỏa thuận hợp tác với Intel (Mỹ) để sản xuất thiết bị tại thị trường châu Phi. Đồng thời, thỏa thuận hợp tác với SK Planet (thành viên của Tập đoàn SK Telecom - Hàn Quốc), Tập đoàn Công nghệ thông tin Wipro (Ấn Độ), Đại học Harvard... Năm 2012, FPT sẽ đầu tư 500-700 tỷ đồng vào các hoạt động mua bán và sáp nhập. Đồng thời, đầu tư 250 tỷ đồng phát triển chuỗi bán lẻ kỹ thuật số FPT với quy mô 150 cửa hàng. FPT cũng sẽ đầu tư 220 tỷ đồng vào tuyến đường trục cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG), dự kiến đưa vào khai thác năm 2014; đầu tư 350 tỷ đồng vào hạ tầng mạng đường trục viễn thông...
Ngoài các đơn vị đi đầu này, trong năm 2012 nói riêng và chiến lược dài hạn nói chung, nhiều  doanh nghiệp khác như VTC online, CMC… cũng có những kế hoạch “vươn ra biển lớn” cho thấy quyết tâm mạng thương hiệu Việt ra thị trường quốc tế của ngành viễn thông nước ta hứa hẹn thành công.../.

Theo www.baomoi.com

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0