Thứ ba, 26/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/01/2012
Kiếm tiền từ bằng sáng chế

Để kiếm được tiền từ bằng sáng chế, chủ sở hữu phải biết cách truyền  thông kết quả nghiên cứu, đồng thời phải đăng ký đa quốc gia để bảo vệ quyền lợi...


TS. Norio Iriguchi: "Trong 12 tháng từ khi đăng ký bản quyền sáng chế tại Việt Nam, chủ sở hữu nếu tiếp tục đăng ký tại Nhật vẫn được tính bằng ngày đăng ký tại Việt Nam"
Tại Việt Nam không thiếu những nhà nghiên cứu có quy trình, công nghệ, sản phẩm mới nhưng chưa quan tâm đến đăng ký bằng sáng chế và khai thác lợi ích từ bằng sáng chế. Ngoài ra, phân quyền đăng ký sáng chế giữa đơn vị cấp kinh phí và đơn vị thực hiện cũng chưa rõ. Các lý do này dẫn đến năm 2011, Việt Nam nói chung không có thương vụ nào lớn về bán bản quyền sáng chế.
Trong khi đó, theo TS. Norio Iriguchi, thuộc tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), công nghệ hay môt quy trình công nghệ mới có đăng ký có thể mang đến nhiều lợi nhuận cho chính nhà nghiên cứu.
Ông cho biết, hồi tháng 7/2011, IBM đã kiếm được hàng tỷ USD khi bán cho Google 1023 bằng sáng chế. Trong tháng 9/2011, Microsoft kiếm bộn tiền bản quyền sáng chế từ Acer và ViewSonic…
Để có thể chuyển hóa thành lợi nhuận từ bằng sáng chế, ông Ngô Đức Chí, Tổng giám đốc Công ty Global Cybersoft, cho rằng chủ sở hữu phải biết cách truyền thông về sản phẩm của mình.
Thông thường các công ty nước ngoài rất thận trọng khi mua bằng sáng chế. Chủ sở hữu đôi khi phải quảng bá, thông báo tìm công ty quan tâm; công bố về nghiên cứu thành công của mình qua các hội thảo...
Để bảo vệ bằng sáng chế trên toàn thế giới, chủ sở hữu nên đăng ký ở nhiều quốc gia khác nhau hoặc đăng ký tại tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Luật pháp về đăng lý bằng sáng chế của mỗi nước chỉ có hiệu lực trong khuôn khổ của nước đó.
Ông Norio Iriguchi cho hay cách đây 2 năm, một công ty Ấn Độ đã ứng dụng một bằng sáng chế của Việt Nam được đăng ký ở Châu Âu. Tuy nhiên do chủ sở hữu chưa đăng ký ở Ấn Độ nên công ty này đã sử dụng hoàn toàn miễn phí tại Ấn Độ.
Trong khi đó, nếu chủ sở hữu đăng ký bản quyền sáng chế ở mọi nơi trên thế giới thì không ai được phép sử dụng khi chủ sở hữu chưa cho phép. Công ty Ấn Độ nói trên sẽ bị truy cứu và phải bồi thường những khoản lợi nhuận mà họ có được khi sử dụng sáng chế đó.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0