Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/01/2012
Công nghệ Nội dung số không cần phải "tái phát minh"

“Chúng ta đã chứng kiến Internet thay đổi cuộc sống như thế nào, và tiếp theo sẽ là di động. Các thiết bị di động thế hệ mới như Smart Phone hay Tablet đang đóng vai trò then chốt của việc đổ bộ nội dung từ Internet xuống Mobile. Và rất rõ ràng, nó đang thay đổi từng giờ thói quen làm việc, giao tiếp và giải trí của mọi thành phần trong xã hội” – Chủ tịch VTC online kiêm Chủ tịch, giám đốc VTC chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã nhận định như vậy trong buổi trao đổi cuối năm với VnMedia.

Ông Phan Sào Nam, Chủ tịch VTC online
 
Liệu khó khăn chung của nền kinh tế thế giới trong năm qua có ảnh hưởng lớn đến ngành Công nghệ Nội dung số Việt Nam thưa ông? 

Thật may là Internet không hề đi xuống, thậm chí, năm 2011 còn có nhiều khởi sắc. Tổng thể các chỉ số đều tăng trưởng. Từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 10 năm nay, số người dùng internet tăng trưởng 32%. Toàn Việt Nam có 30,5 triệu người dùng internet. Số lượng người dùng phân bố không đều, những tỉnh thành lớn có sự tràn ngập của internet như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Người dùng tập trung ở giới trẻ từ 35 tuổi đổ xuống (71%). Lực lượng lao động, học sinh, sinh viên chiếm phần lớn trong nền kinh tế mới, tạo đà phát triển cho sau này. 

 Ảnh minh họa

 Ông Phan Sào Nam: Doanh nghiệp cần có tư duy và cách làm khác trong lĩnh vực công nghệ Nội dung số.

Số người dùng tăng nhanh như vậy, chắc chắn các dịch vụ cũng tăng nhiều. Đâu là cơ hội của ngành Công nghệ Nội dung số? 

Công nghệ 3G tạo nên sự thay đổi lớn. Các dịch vụ 3G của nhà mạng di động đã tạo nên một hạ tầng sẵn sàng, đi đâu cũng dùng được.  

Hạ tầng phát triển mở ra khá nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nội dung số. Thanh toán hầu hết đã sẵn sàng. Thanh toán bằng thẻ không phải là cái mới, nhưng quan trọng là đã tạo được thói quen cho người dùng. Năm 2011 cũng có hàng loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua theo nhóm như Vndoan, mua chung, Nhóm mua…. Từ con số 0 mà hiện giờ doanh thu cua họ đã 50-60 tỷ /tháng. Sự thành công của họ chứng tỏ người dùng đã chấp nhận. Đây là một điều này quan trọng. Mua sắm trên mạng đã sẵn sàng, tạo nên sự sáng sủa trong ngành internet. 

Tổng hợp tất cả các yếu tố, từ hạ tầng mạng lưới, thanh toán, thói quen sử dụng… thì cơ hội cho ngành Công nghệ Nội dung số là rất lớn. Doanh nghiêp Việt Nam nào nắm được cơ hội này sẽ bắt được đúng nhịp sóng.  

Có nghĩa là phải hành động ngay bây giờ để bắt kịp nhịp sóng này thưa ông? 

Theo chu kỳ của sự phát triển, năm nay và năm sau là 2 thời điểm tương đối quan trọng cho một chu kỳ mới và có hàng loạt các yếu tố thúc đẩy sự phát triển, các doanh nghiệp phải nắm bắt được chu kỳ làn sóng này để phát triển. Cũng giống như cách đây 5 năm, các doanh nghiệp như Vinagame, VTC, FPT đã bắt được đúng nhịp sóng và trở thành Top 3 trong lĩnh vực công nghệ Nội dung số. Với nhịp sóng mới này, liệu Top 3 có bắt kịp để lướt lên tiếp không hay để doanh nghiệp khác vượt qua là điều quan trọng. 

Đối với nội dung số, điều gì là quan trọng nhất, thưa ông? 

Có hai yếu tố cần phải quan tâm: Platform is the King & content is the Queen. Hạ tầng hiện nay có tính toàn cầu dựa trên nền tảng Internet nói chung, doanh nghiệp Việt Nam đang cố giữ. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn cách là tập trung vào nội dung có tính chất địa phương, cung cấp cái người dùng cần. Để làm được chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần phải có vốn lớn, cần có sự tham gia của các nhà đầu tư. Tập trung nguồn vốn để cho những tập thể đủ khả năng làm là cần thiết thay vì manh mún, mỗi doanh nghiệp làm một cái nhỏ nhỏ không ai dùng được.  

Để có thể bắt kịp nhịp sóng, theo ông, các doanh nghiệp Công nghệ cần phải làm gì? 

Để có thể tiếp cận được “nơi con sóng bắt đầu”, doanh nghiệp cần phải có tư duy khác và cách làm khác. Tức là không nên “tái phát minh ra cái bánh xe” mà nên sử dụng sự khác biệt của mình để đi theo xu hướng chung của xã hội. Thứ hai là phải sử dụng tri thức và nguồn lực của cộng đồng, mình có thể thuê những chuyên gia có kinh nghiệm của nước ngoài, kêu gọi vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để cùng sáng tạo ra các sản phẩm mà mình là người nắm giữ bản quyền.  

Đối với VTC online, ông đang làm gì để đón nhịp sóng này?  

Hiện VTC online vẫn đang trong giai đoạn mạo hiểm trong đầu tư sản xuất nội dung số, tuy nhiên, cũng đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự thành công. Một số sản phẩm nhận được sự quan tâm của khách hàng và đang trong giai đoạn chuẩn bị cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam cũng như quốc tế.
Mạng Việt Nam go.vn cũng là mảng chúng tôi kỳ vọng với mục tiêu phục vụ 3 nhu cầu của khách hàng: giáo dục, giải trí, giao tiếp. Trong định hướng, go.vn sẽ không chỉ là cổng cung cấp thông tin, cung cấp game, dịch vụ học và thi trực tuyến mà còn cung cấp hàng loạt các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán điện tử, viễn thông thế hệ mới…Những nội dung đó sẽ không chỉ dừng lại ở cổng thông tin trên máy vi tính mà còn được mở rộng ra các màn hình điện thoại và màn hình tivi. Với mô hình “hệ sinh thái”, go.vn đã mở cửa để chào đón những sự hợp tác “cộng sinh” cùng phát triển. 

Liệu cuộc sống của con người có thay đổi nhiều trong thời gian tới dưới tác động của công nghệ? 

Chúng ta đã chứng kiến Internet thay đổi cuộc sống như thế nào, và tiếp theo sẽ là di động. Các thiết bị di động thế hệ mới như Smart Phone hay Tablet đang đóng vai trò then chốt của việc đổ bộ nội dung từ Internet xuống Mobile. Rất rõ ràng, nó đang thay đổi từng giờ thói quen làm việc, giao tiếp và giải trí của mọi thành phần trong xã hội, từ check email, giao tiếp qua mạng xã hội, đọc tin tức, nghe nhạc, xem phim hay chơi game. Không những thế, di động đang từng bước thay đổi bộ mặt của truyền thông khi nó có thể vừa tiêu thụ vừa tạo ra nội dung. Với khả năng tương tác mạnh mẽ, sự tham gia của khán giả từ mobile hay internet có thể đóng góp nội dung cũng như quyết định sự sống còn của các chương trình truyền hình, truyền thông tương tác.


Xin chân thành cảm ơn ông! 

Theo www.vnmedia.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0