Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/01/2012
DN nội dung “ngóng” chính sách đòn bẩy

Để chương trình “Máy tính kết nối mạng tri thức” thành công với những dịch vụ, nội dung hấp dẫn cộng đồng, các chuyên gia cho rằng Nhà nước cần tạo được chính sách khuyến khích DN tham gia, hoàn thiện hạ tầng thanh toán điện tử, xử lý mạnh nạn vi phạm bản quyền trên Internet…

1a.jpg
Để phát triển chương trình “Máy tính kết nối mạng tri thức” Nhà nước không nên đầu tư vào nội dung giải trí mà nên hướng vào nội dung khoa giáo. Ảnh: THANH HẢI

Nội dung số: Thường… thiếu phù hợp

Theo ông Nguyễn Thế Trung, Trưởng nhóm tư vấn xây dựng Chương trình “Máy tính kết nối mạng tri thức” của Bộ TT&TT, hiệu quả từ việc ứng dụng CNTT trong giáo dục, cộng đồng tại VN còn hạn chế do nội dung số cho người sử dụng nghèo nàn, thiếu phù hợp. Thực tế đó khiến học sinh thường thụ động trong tiếp cận ứng dụng CNTT hữu ích, các bậc phụ huynh luôn bất an lo con em chỉ chơi game khi tiếp cận máy tính. Còn giáo viên cũng chưa có nhiều điều kiện để ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hay trong phát triển nông thôn mới, giữa lúc nông dân thiếu thông tin thì việc hỗ trợ nông nghiệp cũng chủ yếu qua kênh truyền thông đại chúng, khó tra cứu… Đồng quan điểm, ông Nguyễn Lâm Thanh - Phụ trách Khối dịch vụ truyền hình của VTC, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet VN cho rằng, đa số người dân chưa mua máy tính đều là đối tượng chưa hiểu rõ lợi ích máy tính mang lại cho họ.

Từ kinh nghiệm triển khai cuộc thi giải toán qua Internet ViOlympic, ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Đại học FPT, Phó Trưởng BTC cuộc thi cho hay, dù triển khai hơn 3 năm nay nhưng còn nhiều địa phương chưa hiểu hết ý nghĩa giáo dục cộng đồng của cuộc thi để đón nhận. “ViOlympic là dự án đầu tiên phục vụ thi toán qua mạng, Đại học FPT ấp ủ sẽ mở rộng ra nhiều ứng dụng như E-learning... nhưng cũng phải xem xét khi nào sự tiếp cận của xã hội đạt độ chín muồi mới mạnh dạn thực hiện những kế hoạch tiếp theo”, ông Phong bày tỏ. Cũng theo nhận định của ông Phong, tại VN, số lượng các đơn vị làm nội dung số bắt tay cùng Nhà nước phát triển nội dung hấp dẫn cho cộng đồng còn ít ỏi.

“Ngóng” chính sách đòn bẩy

Từ thực tế trên, các chuyên gia cho rằng để xây dựng được nội dung phù hợp, hữu ích cho cộng đồng thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt từ phía Nhà nước và DN cung cấp nội dung, trong đó Nhà nước đóng vai trò kết nối giữa người sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Ông Nguyễn Lâm Thanh đưa ra ví dụ, nếu làm nội dung cho đối tượng thanh thiếu nhi mà chỉ tập trung cho nội dung xuất phát từ tư duy của Chính phủ hay phụ huynh sẽ tạo sự khô cứng, khiến các bạn trẻ không hứng thú. Vì thế, bài toán đặt ra là phải cân đối 3 mảng: phục vụ mục tiêu của Nhà nước, đáp ứng được mong muốn của bậc phụ huynh và thu hút đối tượng thanh thiếu nhi.

Ông Thanh cho rằng, Nhà nước không nên đầu tư vào nội dung giải trí mà nên hướng vào nội dung khoa giáo như bài giảng, các cuộc thi, dạy tiếng Anh… Ngoài ra, nên nghiên cứu chính sách làm đòn bẩy, kích cầu, phải có yếu tố hợp tác theo mô hình công - tư… Điều quan trọng là làm sao kích thích được các DN tạo ra được nội dung hay. “Vấn đề số một là tính sáng tạo, mà để làm được điều này thì Nhà nước phải tạo cơ chế thu hút những cá nhân, nhóm sáng tạo tham gia; đồng thời hỗ trợ, quảng bá được các dịch vụ”, ông Thanh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thế Trung cũng cho rằng để chương trình “Máy tính kết nối mạng tri thức” thành công, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ đầu tư, kích cầu, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hiệu quả kho nội dung.

Ngoài ra theo các chuyên gia, muốn có kho dữ liệu lên tới 50.000 ứng dụng và nội dung vào năm 2015, rồi 150.000 vào năm 2020 như chương trình vạch ra thì để người dùng thuận tiện sử dụng, hạ tầng và công cụ thanh toán điện tử kết nối giữa những người dùng với nhà cung cấp dịch vụ phải được Nhà nước hoàn thiện gấp rút. Đáng chú ý là ở VN vẫn đang xảy ra tình trạng mất bản quyền nên hầu hết các nhà cung cấp, nhà xuất bản “ngại” chuyển sang ấn phẩm điện tử. “Một năm trung bình có khoảng 83% sách giáo khoa, ấn bản giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành nếu Nhà xuất bản Giáo dục phát hành thêm bản điện tử thì việc cung cấp nội dung giáo dục cho chương trình Máy tính kết nối mạng tri thức sẽ rất phong phú”, ông Thanh nói.  

Kinh nghiệm từ ViOlympic

Theo ông Nguyễn Xuân Phong, ViOlympic được triển khai từ tháng 10/2008, đã có 50 địa phương và trên 7 triệu thành viên tham gia cuộc thi, số lượng tăng mạnh trong năm 2011. Violympic có sức lan tỏa lớn vì đánh đúng vào nhu cầu của học sinh là cần có tài liệu, các cuộc thi để kiểm tra kiến thức toán học. Từ thực tế này rút ra rằng nội dung cho giáo dục trên Internet phải phong phú, hấp dẫn. Kể cả đó là nội dung “khô cứng” như giải toán cũng phải làm “mềm” đi thông qua hình thức game, nhưng vẫn đảm bảo nội dung bám sát các cấp học phổ thông.

Theo www.ictnews.vn 

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0