Thứ năm, 25/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/01/2012
Một năm triển khai đề án nước mạnh: Đầu tư hạ tầng tăng, R&D giảm

Phần đáng quan tâm nhất là đánh giá của quốc tế đối với CNTT Việt Nam bởi có các con số định lượng khá rõ.

Chưa có tiến triển gì rõ rệt

Đánh giá tổng quan 1 năm triển khai Đề án đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT-TT (gọi tắt là Đề án) do đại diện Bộ TTTT trình bày tại hội thảo quốc gia về CNTT-TT diễn ra ngày 7/1/2012 tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý của phần đông đại biểu. Theo đó, trong năm đầu tiên triển khai Đề án, hầu hết những việc làm được mới dừng ở việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, tổ chức khảo sát, đánh giá mà chưa có các chương trình cụ thể.

Phần đáng quan tâm nhất có lẽ là báo cáo của đại diện Bộ TTTT về các đánh giá của quốc tế đối với CNTT Việt Nam bởi có các con số định lượng khá rõ.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như ITU (International Telecommunication Union); EIU (Economist Intelligence Unit); BSA (Brenchmarking IT Industry Competitiveness), CNTT-TT Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì thứ hạng các ở các nội dung: đầu tư mạnh về hạ tầng (xếp 44/66, tăng 8 bậc so với năm 2009), nằm trong nhóm dẫn đầu về gia công phần mềm thậm chí tăng 2 bậc so với 2009.

Những nội dung được chú trọng trong Đề án như hoạt động R&D đáng tiếc lại tụt 9 bậc so với năm 2008, xếp hạng 60/66. Mức độ cạnh tranh của công nghiệp CNTT Việt Nam tuy tăng 3 bậc nhưng vẫn nằm trong nhóm cuối bảng.

Đáng mừng là các chỉ số về ứng dụng CNTT (số người dùng Internet, chỉ số truy cập CNTT-TT, đều tăng khả quan, về sử dụng viễn thông – Internet) đều tăng.

Đề xuất tạo đột phá ở máy tính giá rẻ và nội dung số

Ông Lê Doãn Danh (áo đen), Phó Giám đốc Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, Bộ TTTT cùng các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo về giải pháp sản xuất máy tính giá rẻ.

Tại hội thảo lần này, các đại biểu mới thảo luận về một số nội dung như: chương trình “Máy tính nối mạng tri thức”, “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT; Phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT; Phát triển nội dung và phần mềm ứng dụng”…

Chương trình “Máy tính nối mạng tri thức” được coi là một trong những mục tiêu cơ bản của Đề án với 20-30% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy nhập Internet băng rộng đến 2020 hầu hết các hộ gia đình sử dụng dịch vụ số; 50% - 60% số hộ gia đình có máy tính truy cập Internet băng rộng. Đối với ngành giáo dục, thông qua chương trình này giúp sinh viên, học sinh, thanh niên nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực sáng tạo. Ngay cả với người nông dân cũng có cơ hội tiếp cận kho tri thức về nông nghiệp giúp cải tạo cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, chủ động khi đưa ra giá cả nông sản.

Hiện nay, các tập đoàn viễn thông lớn như VNPT, Viettel về cơ bản đã hoàn thiện hạ tầng đường truyền Internet đến các bản làng, thôn xóm. Các đơn vị này cũng đã chủ động giảm chi phí đầu tư của người dùng bằng cách giảm giá thiết bị đầu cuối (USB 3G), giảm giá cước viễn thông. Trong khi 2/3 dân số Việt Nam mới chỉ ở mức đủ ăn, vậy phải làm sao để “nối mạng” những người này? Rất nhiều đại biểu có mặt tại hội tảho cho rằng cần chú trọng 2 yếu tố: phải có kho nội dung số Việt hóa và có các máy tính phù hợp túi tiền đại bộ phận người dân.

Theo ước tính của đại diện tập đoàn Viettel, Internet trở thành bình dân khi các thiết bị đầu cuối như máy tính có mức giá dưới 4 triệu đồng (khoảng 200 USD), smartphone dưới 2 triệu đồng (khoảng 100 USD); chi phí sử dụng hàng tháng từ 30.000 – 40.000 đồng (khoảng 1,5-2 USD). Hiện tại, vẫn chưa nhà sản xuất nào có thể làm ra được những sản phẩm có mức giá như vậy.

Còn theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, trên 60% thanh niên sử dụng Internet tại các cửa hàng trò chơi điện tử. Ngoài chơi game, các dịch vụ nội dung khác họ hay sử dụng là chat, đọc tin, email, nghe nhạc, xem phim (chủ yếu phục vụ giải trí). Rõ ràng, các dịch vụ nội dung phục vụ học tập, công việc (giáo viên, nhà nông,…) còn quá ít.

Nhiều đại biểu cho rằng đây là 2 bài toán mấu chốt của Đề án. Đại diện Viettel kiến nghị nên có chính sách trợ giá của nhà nước cho các thiết bị đầu cuối và xã hội hóa hoạt động sản xuất nội dung số cho cộng đồng.

Hội thảo quốc gia về CNTT-TT Việt Nam với chủ đề “Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT: một năm nhìn lại và Chương trình máy tính nối mạng tri thức” diễn ra ngày 7/1/2012 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm đánh giá tổng quan tình hình triển khai đề án trong thời gian quan và định hướng kế hoạch trong 2012.

Về mặt điều phối dự án, các địa phương và bộ ngành liên quan đã xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án, từ đó tích cực trong việc xây dựng kế hoạch , giải pháp triển khai Đề án. Đến nay đã có 31 địa phương phê duyệt kế hoạch triển khai đề án tại địa phương mình. 15 địa phương đã ứng dụng các giải pháp phần mềm nguồn mở trên máy chủ.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0