Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/01/2012
Giám sát nhân viên lướt web, nên chăng?

Một số công ty đã sử dụng phần mềm (PM) giám sát để hạn chế nhân viên lướt web vì mục đích cá nhân trong giờ làm việc. Tuy nhiên, điều này đôi khi gây tác dụng ngược! Nên giải quyết như thế nào?

Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đau đầu với tình trạng nhân viên "nghiện" Internet dẫn tới mất tập trung công việc, kéo theo năng suất làm việc thấp.

"Lợi bất cập hại"

Để đối phó và hạn chế thực trạng trên, nhiều chủ DN tìm đến sự hỗ trợ của nhiều giải pháp giám sát. Tuy nhiên, không phải giải pháp nào cũng đem lại thành công.

Hiện có nhiều PM giám sát nhân viên cung cấp trên thị trường. Nhưng nếu DN sử dụng không phù hợp sẽ gây ra áp lực, nhân viên phát sinh tâm lý như bị xâm phạm đến quyền cá nhân.

Chị P.T.T.H, nhân viên một công ty cổ phần thương mại - xuất nhập khẩu, cho biết, trong lúc làm việc, thỉnh thoảng chị cũng có vào mạng xã hội và lướt web đọc báo. Công việc cho cơ quan vẫn diễn ra bình thường và hăng say. Nhưng từ khi phát hiện máy tính có gắn PM để giám sát nhân viên và có người khác tác động vào máy tính của mình thì chị cảm thấy mất tự tin, áp lực và mất tập trung trong công việc, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Chị sinh ra mất lòng tin và giảm tôn trọng người quản lý.

“Việc giám sát như vậy làm tôi cảm thấy quá áp lực và có ý định chuyển công ty nào có môi trường làm việc tốt để hiệu quả công việc cao hơn. Tôi nghĩ sếp nên cần biết hiệu quả công việc của nhân viên, chứ không nên quá khắt khe trong từng chi tiết. Chỉ cần nhắc nhở nhân viên tự ý thức thì tiến độ công việc sẽ tốt hơn”, chị H nói.

Theo ông Phan Thiệu Xuân Giang (Phòng khám đa khoa Thiên Phước- TPHCM), DN nên tổ chức các buổi nói chuyện về sự tác động của Internet. Qua đó chỉ ra những mặt lợi, hại để giúp cho nhân viên ý thức sử dụng. Áp dụng bằng các thiết bị điều khiển, PM giám sát hoặc quy chế là không nên.

Mỗi nhân viên nên tự giác xem Internet là công cụ giúp cho công việc, học tập, nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm thông tin, giải trí. Liều lượng ở mức độ nào là phù hợp? Tự mỗi người nên xem xét mình đã nghiện Internet chưa?

Nếu ở mức nhẹ (cảm thấy bức rứt khi không lướt web) thì tự bản thân thiết lập cách cai nghiện. Cụ thể, mỗi người tự theo dõi các tình huống, suy nghĩ, cảm xúc về hành động của mình khi sử dụng Internet. Nên liệt kê ra một cách rõ ràng để điều chỉnh và hình thành thói quen mới có ích.

Nếu ở mức nặng (mất tự tin, khó chịu trong người, hụt hẫng…), có thể nhờ một người có chuyên môn về tâm lý, thần kinh giúp mình cai.

Áp dụng tùy nơi!

Mặt khác, theo ông Giang, nếu DN vẫn muốn sử dụng PM giám sát, DN nên thông báo với các nhân viên về những điều họ làm và giải thích lý do. Nếu kế hoạch giám sát không được giải thích minh bạch, công ty can thiệp quá sâu vào sự riêng tư của nhân viên, thì hiệu quả quản lý sẽ giảm sút và có thể những nhân viên tốt sẽ ra đi.

Hơn thế nữa, DN cần phải hiểu sâu về đặc thù của từng lĩnh vực họat động của công ty để tạo ra văn hóa ứng xử phù hợp. Như vậy, việc quản lý, giám sát mới thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn, trong một công ty thuộc lĩnh vực nghiên cứu phát triển hay chuyên về nghệ thuật sáng tạo, công việc của nhân viên thường mang tính độc lập, cần sự thoải mái. Ở môi trường đó, việc giám sát quá nguyên tắc và xơ cứng có thể gây ra nhiều tác hại hơn là tích cực.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0