Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 20/12/2011
Mới có 9,5% đơn vị thuộc chính quyền tỉnh ứng dụng chữ ký số

Hiện mới chỉ có khoảng 9,5% các đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ứng dụng chữ ký số (CKS) trong việc gửi, nhận văn bản và thư điện tử.

chukyso.jpg
Các địa phương hiện vẫn chưa nhiệt tình triển khai chữ ký số (Ảnh minh họa). Nguồn: Internet.

Thống kê nêu trên vừa được Cục Ứng dụng CNTT (Bộ TT&TT) công bố, và kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế triển khai ứng dụng CKS tại các địa phương.

Theo tìm hiểu của ICTnews, hầu hết các địa phương vẫn còn tâm lý thụ động trong việc triển khai ứng dụng CKS, chủ yếu trông chờ vào kế hoạch cấp CKS chuyên dụng của Ban Cơ yếu Chính phủ thuộc Bộ Quốc phòng (các cơ quan Nhà nước phải sử dụng CKS chuyên dụng trong các giao dịch nội bộ; chỉ sử dụng CKS công cộng trong các giao dịch với doanh nghiệp và người dân), và hướng dẫn triển khai ứng dụng CKS của Bộ TT&TT. Cá biệt, có địa phương “đổ lỗi” chậm triển khai ứng dụng CKS do Ban Cơ yếu Chính phủ chưa đủ năng lực cung cấp CKS chuyên dụng cho các địa phương.

Cần lưu ý, trong bối cảnh Bộ TT&TT đang đẩy nhanh các chương trình mang tính liên ngành, liên cơ quan như liên thông trao đổi văn bản trong các cơ quan Nhà nước, tăng cường sử dụng thư điện tử trong các cơ quan Nhà nước… thì CKS là một công cụ hữu hiệu để đảm bảo tính an toàn, bảo mật, xác thực và toàn vẹn dữ liệu cho các văn bản, tài liệu. Các địa phương cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai ứng dụng CKS trong thời gian tới.

Theo thống kê hiện trạng triển khai ứng dụng nội bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Ứng dụng CNTT thực hiện, ứng dụng được nhiều địa phương triển khai nhất là phần mềm hỗ trợ quản lý, điều hành công việc trên môi trường mạng và các phần mềm được sử dụng trong quản lý tài chính - kế toán (98,4%); trang bị hệ thống hội nghị truyền hình (93,7%), tiếp đến là tin học hóa việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa (87,3%), quản lý tài sản (74,6%), quản lý nhân sự (71,4%), quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo (66,7%)…

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0