|
Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm đóng gói xuất khẩu - ảnh T.H |
Về nội dung hợp tác, 75% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, 35% là cho thuê nguồn nhân lực, 30% là hoạt động gia công quy trình nghiệp vụ BPO, hợp tác trong lĩnh vực nội dung số và offshore mới chỉ chiếm có 15%.
Nhật Bản được coi là thị trường truyền thống cho hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đoàn Hùng- Chủ tịch Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC), “trong gần 10 năm qua, mặc dù vẫn còn tồn đọng nhiểu khó khăn, thị phần gia công phần mềm của Việt nam đối với thị trường Nhật Bản đã tăng lên từ 0.4% của năm 2004 lên đến gần 4% vào năm 2009, cơ hội phát triển hợp tác vẫn còn rất nhiều và chưa xứng với tiềm năng so với con số trên 1 tỉ USD công việc đưa ra ngoài Nhật năm 2009”.
Theo khảo sát của Hiệp hội người dùng tại Nhật Bản, hơn 40% doanh nghiệp nước này sẽ tăng đầu tư vào mảng CNTT với giá trị gần 300 nghìn tỷ Yên và 58,8% các doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng cường đầu tư. Mảng gia công phần mềm của Nhật Bản đang ở trong xu thế phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được những lợi ích khi đẩy mạnh gia công phần mềm như giảm chi phí sản xuất, nguồn nhân lực công nghệ cao dồi dào, cơ hội phát triển thị trường ra nước ngoài… 71,1% các doanh nghiệp Nhật Bản đã xuất khẩu gia công phần mềm ra nước ngoài sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trong tương lai.
Theo www.laodong.com.vn