Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/11/2011
Mua công ty hay quyền sở hữu trí tuệ

Đây không phải là vấn đề mới, nhưng từ khi Oracle thâu tóm Sun và nộp đơn kiện nhiều công ty công nghệ vi phạm bản quyền liên quan đến nền tảng Java thì kéo theo đó, nhiều công ty công nghệ cũng bắt đầu những chiến dịch kiện tụng và chống kiện tụng tốn nhiều tiền của.

Google bỏ ra 12,5 tỉ USD để mua Motorola Mobility, không phải mục tiêu muốn nhắm đến sản xuất điện thoại di động mà là được sở hữu khoảng 17.000 bằng sáng chế đã được công nhận và 7.500 bằng sáng chế đang chờ cấp chứng nhận. Với việc sở hữu số lượng sáng chế như vậy, con đường trước mắt của Google trên nền tảng Android sẽ êm ái hơn rất nhiều trước các đối thủ lớn như Apple, RIM, Microsoft hay cả Nokia.

Các xung đột về bản quyền liên quan đến Android từ năm 2010

Các nhà sản xuất thiết bị dưới áp lực vi phạm bản quyền Android

 
Các vụ kiện tụng liên quan đến nền tảng Android từ 3/2010 đến 3/2011 (nguồn: code.google.com).
Từ tháng 12 năm ngoái, Novell tuyên bố phá sản và đã bán các tài sản sở hữu trí tuệ (880 bằng sáng chế) cho một số "đại gia", trong đó có Apple và Microsoft. Còn hồi tháng 7 rồi, 2 hãng này cùng với 4 công ty khác, trong đó có RIM đã chi đến 4,5 tỉ USD để mua lại 6000 bằng sáng chế của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nortel. Google cũng đã từng mua 1000 bằng sáng chế của IBM... Nhìn chung, gần đây các công ty công nghệ đang đổ rất nhiều tiền để "vơ vét" các bằng sáng chế về thiết bị di động nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong thị trường rất "hot" này.

Song song đó, các công ty cũng đang lôi nhau ra toà cũng vì nguyên nhân vi phạm bằng sáng chế, nhất là trong năm nay - Apple tố cáo Samsung và Motorola, Oracle tố cáo Google, Microsoft tố cáo Motorola, Nokia tố cáo Apple... Tính riêng Apple, chỉ trong tháng 4 vừa qua, họ phải nhận đến 8 đơn kiện, gấp đôi so với 5 năm đầu hoạt động.

Đương nhiên, những phán quyết của toà án sẽ quyết định mọi chuyện tùy từng thị trường.

Vô hình trung, điều này dẫn đến một hệ quả khác là giá trị của các công ty công nghệ lại tùy thuộc nhiều vào tài sản trí tuệ, mà chủ yếu là bằng sáng chế, hơn là giá trị thị trường. Do vậy, khi những thương vụ này xảy ra thì cổ phiếu của các công ty sở hữu nhiều bằng sáng chế lại tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng chú trọng hơn việc bảo vệ các công nghệ, kỹ thuật do mình sáng chế. Do đó, nếu một doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh thì trước hết phải lưu ý cả những vấn đề pháp lý liên quan đến bằng sáng chế.

Mặt khác, khi đưa ra một công nghệ mới, sản phẩm mới, nhà phát triển cũng cần kết hợp chồng chéo rất nhiều yếu tố và có thể khó phân định ranh giới rõ ràng về việc công nghệ của công ty này vi phạm bằng sáng chế của công ty nọ. Do vậy, nếu một công ty chỉ mua "chọn lọc" bằng sáng chế thì chưa đủ "lực" để có thể lấp hết những khe hở về bản quyền. Cũng có thể đó là lý do mà các ông lớn "chạy đua vũ trang" về bằng sáng chế. Ngoài ra, việc xét duyệt và quản lý bằng sáng chế của các cơ quan chức năng không phải là một quy trình dễ dàng, nhanh chóng và dĩ nhiên không thể hoàn toàn chính xác, vẫn để "lọt" những bằng sáng chế còn mơ hồ về nguồn gốc. Cách nay vài năm từng dấy lên tranh cãi bằng sáng chế cấp cho người nộp đơn trước hay người sáng chế trước.

Trong chiến lược kinh doanh, nhất là trong thị trường thiết bị di động hiện nay, các công ty còn phải thêm vào chiến lược riêng cho bằng sáng chế và xử lý kiện tụng. Bằng sáng chế ví như vũ khí có thể vừa tấn công, vừa phòng thủ. 
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0