Thứ năm, 28/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/11/2011
Sẽ có làn sóng “siết” bản quyền tại Mỹ

Các chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo việc “siết” bản quyền phần mềm và phần cứng ở một số bang của nước Mỹ có thể diễn ra trên diện rộng.

Ông Michael Mudd đại diện Liên minh máy tính (OCA) thuyết trình tại hội thảo ban hành luật mới cạnh tranh của Hoa Kỳ..
Ông Michael Mudd đại diện Liên minh máy tính (OCA) thuyết trình tại hội thảo ban hành luật cạnh tranh mới của Hoa Kỳ.

Ngay cả các nhân viên văn phòng của doanh nghiệp nếu sử dụng phần mềm không bản quyền thì hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp đó vẫn có thể bị các đối thủ hoặc chính bang đó khởi kiện và chắc chắn các đơn hàng sẽ bị dừng.

Bang Washington và Lousiana là hai bang đầu tiên đã thực thi triệt để bộ Luật cạnh tranh không lành mạnh mới trong đó yêu cầu các nhà sản xuất và xuất khẩu trên thế giới sử dụng công nghệ thông tin, cả phần cứng lẫn phần mềm hợp pháp trong việc sản xuất cũng như trong mọi hoạt động thương mại từ văn phòng đến nhà máy. Sau hai bang này, có thể làn sóng siết bản quyền sẽ triển khai tới 24 tiểu bang khác. 
 
Như vậy, bộ Luật này tác động không nhỏ đến cơ hội kinh doanh với các nhà xuất khẩu Việt Nam, theo thông điệp của do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh máy tính (OCA), và công ty tư vấn luật Baker & McKenzie..
 
Thời thế đã đổi 
 
Theo ông Michael Mudd – đại diện Liên minh máy tính, London (Anh), 50 năm trước chuỗi cung ứng đơn giản nằm trong một quốc gia. Kết nối chủ yếu sử dụng qua điện tín, quản lý rủi ro tương đối dễ dàng, hệ thống pháp luật là đơn nhất. 
 
20 năm sau, các doanh nghiệp đã hướng đến việc “thuê ngoài”, sử dụng nhiều máy tính và điện thoại… do đó “đánh giá mức độ rủi ro cũng khó khăn hơn vì luật pháp các nước khác nhau nhưng văn hóa vẫn có nhiều điểm tương đồng do chủ yếu làm việc với các doanh nghiệp của nước láng giềng”, ông Michael Mudd nói.
 
Đến nay, chuỗi cung ứng trải rộng trên toàn cầu, các hệ thống đặt hàng và sản xuất được kết nối với nhau, được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi do… chuỗi cung ứng nằm trong nhiều nền văn hóa khác nhau, đa quốc gia. 
 
Ông Michael Mudd đưa ra ví dụ tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, thời Boeing sản xuất máy bay thương mại 707, 98% linh kiện được sản xuất tại Mỹ sau đó đến đời Boeing Dreamliner 787, thì 70% linh kiện đã được thuê ngoài với 900 nhà thầu phụ sản xuất ở Nhật Bản, Ý... Song dòng máy bay này bị chậm tiến độ tới 3 năm và muốn hòa vốn hãng phải bán tới 1000 chiếc.
 
“Rủi ro trong bối cảnh hiện này là rất khó xác định, nó có thể xảy ra trong bất kỳ khâu nào của chuỗi sản xuất”, ông Michael Mudd cho biết.
 
Còn Apple, 100% khâu lắp ráp phần cứng sản xuất ở nước ngoài, 90% linh kiện có xuất xứ ngoài nước Mỹ. Trong khi, Apple chỉ giữ khâu thiết kế và phần mềm lõi và thành công iPhone tới ngay từ những ngày đầu tiên.
 
“Qua đó, có thể thấy rằng để giảm thiểu rủi ro, cần phải đánh giá được rủi ro đó là gì có tránh được không ? Ở lĩnh vực phần mềm cũng vậy, các doanh nghiệp có thể thuê thẩm định quy định trình xuất khẩu, kiểm toán….”, theo ông Michael Mudd. 
 
Bộ luật khắt khe
 
Có thể thấy rằng luật cạnh tranh áp dụng chặt chẽ tại một số bang ở Mỹ sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này. Cũng có thể coi đây là rào cản kỹ thuật nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường Mỹ. 
 
Theo ông Trần Mạnh Hùng – Luật sư Chủ hợp danh quốc tế Baker&McKenzie (Việt Nam), quy định liên quan đến sử dụng phần mềm bất hợp pháp có thể diễn ra trên diện rộng, hiện từ tháng 7.2011, bang Washington đã triển khai và bang Lousiana cũng có bộ luật tương tự cùng 24 tiểu bang khác .
 
Các nhà sản xuất hay trưởng lý của bang đó nếu phát hiện ra rằng việc sản xuất trực tiếp hay gián tiếp kể cả sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại văn phòng doanh nghiệp thì khả năng bị khởi kiện rất cao.
 
Chi phí bản quyền phần mềm khiến cho chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp bị đẩy lên nhưng thách thức này cũng là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt vượt lên. 
 
“Chúng ta có thể bỏ thêm ra một đồng để mua phần mềm chính hãng và làm đội chi phí lên một chút nữa nhưng có lợi thế trong thương thảo hợp đồng với các đối tác... Việt Nam đang cạnh tranh với các nước Asian bên cạnh là Trung Quốc một nhà sản xuất lớn của thế giới, ông Hùng nói, trong khi Trung Quốc cũng nổi tiếng trong việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp ở các doanh nghiệp”.
 
Tuy nhiên, với một bộ luật khắt khe như vậy thì doanh nghiệp “nội” phải làm sao tránh các rủi ro không đáng có ? Theo ông Hùng, cán bộ pháp chế của doanh nghiệp phải rà soát đã mua bản quyền phần mềm hay chưa ?  Có những doanh nghiệp mua phần mềm chính hãng nhưng không giữ lại các giấy tờ liên quan cũng cần lưu ý, đây là bằng chứng quan trọng, ông Hùng cho biết. 
 
Song song với đó là xem xét lại luật cạnh tranh của Hoa Kỳ để có giải pháp kịp thời với loại từng hàng hóa xuất khẩu. 
 
Trong đó, ông Hùng lưu ý rằng đối tác hoặc nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ của doanh nghiệp sử dụng phần mềm bất hợp pháp thì khả năng bị liên đới cũng rất cao nếu không có khiên đỡ - chính là các điều khoản hợp đồng ghi rõ không chịu trách nhiệm nếu họ có sử dụng phần mềm bất hợp pháp. 

Theo www.laodong.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0