Thứ năm, 16/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 27/10/2011
Windows XP chưa thể chết

10 năm sau khi ra mắt và 1 năm sau khi Microsoft ngừng bán, Windows XP vẫn sống sót.

Windows-XP.jpg

Ra đời ngày 25/10/2001, XP thực sự là một chương trình “kiên cường” với hàng triệu triệu người hâm mộ khắp thế giới. Tuy nhiên, điều này không thể kéo dài mãi mãi khi Microsoft sẽ ngừng hỗ trợ XP vào năm 2014. Dù vậy, thời gian ít ỏi còn lại không ngăn được những người dùng XP dừng lại.

Có nhiều lí do giải thích cho sự kiên gan bền bỉ của Windows XP. Năm 2006, đây là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 74% thị phần máy tính và laptop. XP thâm nhập sâu vào các doanh nghiệp và lan truyền nhanh chóng. Gần như mọi máy tính và laptop được bán trong đầu thế kỉ này đều chạy Windows XP.

Vista, người kế nhiệm, không bao giờ thế chân được XP. Microsoft và ngành công nghiệp máy tính cá nhân đặt Vista vào vị trí không thể u ám hơn ngay cả trong cơn sốt Netbook. Những mẫu laptop tiên tiến nhất, mỏng, nhẹ đều được chỉ định sử dụng Linux cho gia đình và doanh nghiệp, nhưng không thể ngẩng đầu lên nổi cho tới khi hãng ASUS đưa bản sao Windows XP vào một trong những netbook của mình vào tháng 1/2008. Ngay sau đó, ASUS và các đối thủ cạnh tranh nhanh chóng chuyển hàng triệu netbook sang chạy Windows XP. Đây cũng chính là thời điểm Windows Vista đã xuất hiện trên thị trường được 1 năm.

Hiện tại, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng Windows XP tại nơi làm việc. Trace Domiguez, một người dùng mạng xã hội Google+ cho biết: “Chúng tôi vẫn dùng XP để làm việc, dù tôi ước gì đó là Win 7”. Rob Verlander, người dùng khác cũng chung số phận: “Ông chủ vừa trao cho tôi laptop HP mới, và lại là Windows XP SP3. Tôi nghĩ phải chờ tới năm sau để Win 7 có mặt trên mọi máy móc mới”.

Các doanh nghiệp đặc biệt chậm thay đổi bởi lẽ họ không thể làm thế khi tính tới chi phí bỏ ra mua những thiết bị mới có thể hoạt động với Windows 7. Ngoài ra, họ sợ rằng hệ thống kinh doanh quan trọng và dịch vụ thậm chí sẽ không chạy nổi Windows 7. Nếu những công cụ này thực sự đã cũ, điều này có lẽ đúng. Microsoft nhận thức được nỗi lo sợ này và viết chế độ Windows XP trong Win 7, nhưng chỉ hiệu quả nếu bạn cũng tải về máy ảo của Microsoft.

Theo cổng thông tin của các nhà phát triển W3S, 36% người truy cập trang web của họ đang dùng Windows XP. Tin tốt là 43% dùng Win 7. Đây có thể là số liệu vặt vãnh, nhưng tương ứng với phản ứng của nhiều cư dân mạng khi được hỏi về hệ điều hành đang sử dụng. Tuy nhiên, nhìn vào những con số này, nhiefu người có thể lo ngại cho Windows 8. Vừa qua, công ty thống kê StatCounter cho biết Windows 7 đã vượt XP trở thành hệ điều hành số 1 toàn cầu. Windows 7 chính xác là Vista nhưng hoạt động hiệu quả, và có thành công tương đương XP. Đó có phải là tin tốt cho Microsoft? Vào mùa thu năm 2012, sẽ có khoảng 75% người dùng máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7 của Microsoft. Hãng cũng thông báo đã bán ra được 450 triệu bản sao Windows 7. Mọi người dùng thỏa mãn với hệ điều hành này sẽ có chung câu trả lời cho Windows 8 sắp sửa ra mắt: “Không có cách nào, không phải lúc này”.

Như vậy, kịch bản cho Windows 7 có lặp lại như XP? Hay Windows 8 có chịu chung số phận như Vista?

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0