Thứ sáu, 17/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/10/2011
Tổng kết Nghị định 97/2008/NĐ-CP và triển khai xây dựng Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng

Hội nghị đã được tổ chức sáng nay 25/10/2011 tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà cùng hơn 300 đại biểu đến từ các Sở TT&TT cả nước, các doanh nghiệp, đại diện các Bộ, Ngành TW và địa phương tới dự. Sự kiện đang được quan tâm nên đã thu hút đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí theo dõi đưa tin.

 
(Mic.gov.vn) -
Hội nghị đã được tổ chức sáng nay 25/10/2011 tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà cùng hơn 300 đại biểu đến từ các Sở TT&TT cả nước, các doanh nghiệp, đại diện các Bộ, Ngành TW và địa phương tới dự. Sự kiện đang được quan tâm nên đã thu hút đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí theo dõi đưa tin.


Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Nam Thắng đã nêu rõ: đây là Hội nghị có nhiều ý nghĩa quan trọng, là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cùng đại diện người sử dụng dịch vụ trên cả nước đánh giá sự phát triển của Interrnet Việt Nam kể từ khi Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin điện tử trên Internet có hiệu lực đến nay. Hội nghị sẽ trao đổi thảo luận những vấn đề còn khó khăn, bất cập, thách thức trong mô hình tổ chức, quản lý dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.  

Thứ trưởng Lê Nam Thắng mong muốn, từ Hội nghị này Bộ TT&TT sẽ thu nhận được những ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng, chân tình, cởi mở và thẳng thắn, từ lợi ích chung của toàn xã hội, các đại biểu sẽ có những đề xuất biện pháp kèm theo những hành động tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế những tác động tiêu cực nhằm thúc đẩy phát triển Internet trong thời gian tới.

…Trong những năm qua, Internet Việt Nam từ một dịch vụ cao cấp đã trở thành một dịch vụ bình dân, phổ biến trong mọi gia đình, công sở, trường học; từ một dịch vụ bổ sung trở thành một dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống, đã làm thay đổi cuộc sống của người dân và xã hội. Internet cùng các ứng dụng trên mạng đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời tạo ra một môi trường học tập, giải trí tiện ích cho mọi người. Sau 3 năm  triển khai Nghị định 97/2008/NĐ-CP, số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (được cấp phép) tăng gấp 5 lần, băng thông quốc tế tăng 9 lần, băng thông trong nước tăng 8 lần. Việt Nam là một trong hai mươi nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới. Internet Việt Nam thực hiện tốt vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, giá cước dịch vụ tiếp tục giảm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích của Internet không thể phủ nhận, thì còn đó những bất cập, tồn tại do có những nhận thức chưa đúng. Cùng với sự hỗ trợ của ứng dụng hữu ích thì spam, virus lại là cản trở đáng lo ngại, ngày càng nhiều xuất hiện tin nhắn rác gây ảnh hưởng đời sống riêng tư của cộng đồng người sử dụng Internet, gây mất an toàn, an ninh thông tin. Bên cạnh những thông tin phong phú, đa dạng về văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế…thì vẫn còn nhiều nội dung độc hại trên mạng. Dịch vụ trò chơi trực tuyến là một đơn cử, do chưa có nhận thức đúng đắn đầy đủ do vậy, không những giới trẻ mà cả những thành phần khác cũng đã bị tác động, ảnh hưởng đến việc học tập, công tác, sức khỏe. Mô hình điểm truy cập Internet công cộng cũng chưa tổ chức có hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến, định hướng và cả kiểm tra, giám sát do vây đã xảy ra tình trạng mở bung tràn lan, không tuân thủ các quy định của pháp luật gây bức xúc trong xã hội.

Trong mô hình quản lý mới, sẽ huy động sức mạnh toàn xã hội. từ Trung ương đến các địa phương, các ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp…

Trong quá trình soạn thảo Nghị định mới, Bộ nên tiếp nhận đầy đủ và tiếp thu tối đa các góp ý, kiến nghị của địa phương, vì thực tế ở cơ sở rất sôi động. Nếu còn sự khác biệt thì trao đổi thẳng thắn để thuyết phục, đi đến thống nhất có cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề đặt ra nhất là việc quản lý trò chơi trực tuyến. Nếu còn bất đồng thì chưa nên trình ban hành - Ông Lê Mạnh Hà mong muốn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Mạnh Hà khẳng định: Internet không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại đặc biệt là các thành phố lớn. Có một thế giới ảo quan trọng không kém thế giới thật. Trong khi thế giới thật thì cả xã hội quan tâm và chăm lo. Ông cho rằng mặc dù thời gian Internet đã phát triển mạnh và Ngành TT&TT đã tập trung quản lý và quản lý tương đối tốt, tuy nhiên cần phải khắc phục những bất cập, đó là: sự thống nhất giữa Bộ và các địa phương; cần tăng cường đối thoại để giải quyết dứt điểm những khác biệt về quan điểm tồn tại lâu nay; tăng cường sự phối hợp; phải quyết liệt giải quyết những vướng mắc và chú trọng đúng mức đến vấn đề an ninh mạng. Và ông đề nghị, nên soạn thảo Thông tư song song với soạn thảo Nghị định, khi Nghị định ban hành thì đã có Thông tư để pháp luật đi vào cuộc sống ngay. Cần tăng cường tuyên truyền mặt tích cực của Internet, hướng dẫn sử dụng “Internet sạch”. Xóa bỏ định kiến coi Internet là ngành nghề nhạy cảm quản lý như kiểu quản lý Karaoke. Và cần khẳng định, nhà nước, các cấp chính quyền không cấm game, mà chỉ cấm những hành vi xấu trong game như: bạo lực, cờ bạc, khiêu dâm. Về tăng cường an ninh mạng, đây là cuộc chiến hàng ngày, hàng giờ. Phải thắng trên mặt trận ảo, cả về an ninh, văn hóa cũng như bảo vệ đất nước và bảo vệ thế hệ trẻ.

Hội nghị đã nghe Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Lê Thị Ngọc Mơ trình bày những nét lớn về Báo cáo tổng kết Nghị định 97/2008/NĐ-CP và Triển khai xây dựng Nghị định mới về Internet. Theo đó, dự thảo Nghị định mới có tên gọi “Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng”, với 60 điều chi tiết trong 9 Chương, bao gồm: Những quy định chung; Dịch vụ Internet; Tài nguyên Internet; Dịch vụ trò chơi trực tuyến; Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến; Trang thông tin điện tử; Người sử dụng Internet; An toàn thông tin và An ninh thông tin; Điều khoản thi hành.

Thông tin dự thảo Nghị định được đăng tải xin ý kiến nhân dân rộng rãi tại địa chỉ:
http://mic.gov.vn/layyknd/Trang/default1.aspx ./.
 

Ý KIẾN MỘT SỐ ĐẠI BIỂU:

+ Đại diện Tập đoàn VNPT:
- Nghị định ra đời nên song hành với các Thông tư, văn bản cụ thể.
- Người sử dụng Internet có nhiều mục đích khác nhau chứ không chỉ có game online. Rất cần thiết đặt một trung tâm máy chủ chi phối thông tin trước khi phát hành ra bên ngoài, cụ thể là có Gateway (cổng Internet sàng lọc thông tin trong và ngoài nước).
- Các bộ ngành liên quan phải có góp ý kiến đối với Dự thảo, thì Nghị định khi đưa ra ngoài xã hội sẽ có tính khả thi cao. Để quản lý tốt, cần có sự chung tay, phối hợp giữa các Doanh nghiệp chứ không chỉ quan tâm đến việc cạnh tranh với nhau.

+ Ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội:
- Doanh nghiệp làm kinh doanh cũng phải dựa trên nền tảng đạo đức xã hội.
- Ví dụ bỏ ra hơn 300 triệu để làm phần mềm quản lý - vẫn thất bại.
Kiến nghị:
- Nghị định cần thiết phải lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, xã hội.
- Nên đưa cho các doanh nghiệp ISP cấp phép đại lý Internet; Cần quy hoạch các điểm, đại lý Internet; Nghị định nên có quy định cụ thể “Trang thông tin điện tử, mạng xã hội” có giới hạn đến đâu?

+ Đại diện FPT:
- Quản lý tài nguyên Internet: đăng ký tên miền như thế nào để người dùng thuận tiện cho việc đăng ký và sử dụng. Việc chuyển nhượng tài nguyên, việc mua bán các IPv4 giữa các đơn vị trong và ngoài nước ra sao cần quy định rõ.
- Trạm trung chuyển quốc gia: nếu phi lợi nhuận, hoạt động theo kiểu ai thích thì tham gia kết nối (VD: HongKong); hoặc có lợi nhuận thì sẽ làm trung gian cho các ISP, nhà cung cấp nội dung số kết nối với nhau có lợi nhuận (VD: Japan). Còn hiện nay, VNNIC là cơ quan điều phối hơn là trung chuyển quốc gia có thể được hiểu TT này có cả kinh doanh theo lợi nhuận, đó là việc trung chuyển quốc tế về VN.

+ Ông Trần Quang Hải, Phó trưởng phòng VH-TT Q.Phú Nhuận:
- Thời gian: TP. HCM mở từ 8 – 22 giờ, theo Dự thảo thì từ 8-23 giờ. Tuy nhiên chưa có quy định cụ thể thế nào là game bạo lực, hành vi bạo lực trong game để dễ xử lý.

+ Phó GĐ Sở TT&TT An Giang:
- Quy định thời gian nên để địa phương quy định để phù hợp với thực tiễn.
- Có một số trang thông tin, blog nằm ở nước ngoài thì khó xử lý, vì thế những trang này phải chăng cần có đại lý ủy quyền tại VN.
- Nội dung thông tin, quảng cáo trên Internet hiện khá phong phú, vậy mà vẫn chưa có quy định cụ thể nên khó xử lý. Thực tế, đa số các thông tin đều có quảng cáo hoặc các thông tin quảng cáo tràn lan.!!!

Theo www.mic.gov.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0