Thứ bảy, 18/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/10/2011
Doanh nghiệp Việt bắt đầu 'mây hoá'

Điện toán đám mây (cloud computing) là đề tài được nhắc đến nhiều vài năm qua nhưng năm 2011, nó đã trở thành xu hướng của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành IT tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Misa, "mây hoá" là bước chuyển dịch tất yếu ở Việt Nam khi thế giới ngày càng chú trọng điện toán đám mây nhờ khả năng hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm và quản trị tốt hơn tài nguyên cũng như nguồn nhân lực.

Trong hội thảo Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây diễn ra đầu năm nay tại Hà Nội, ông Đào Gia Hạnh, Giám đốc Trung tâm điện toán đám mây của FPT, cho hay trong nửa cuối 2011, FPT sẽ phân phối nhiều ứng dụng văn phòng theo công nghệ đám mây của Microsoft cũng như đầu tư kinh phí hàng chục triệu USD để phát triển và cung cấp dịch vụ này cho Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trước việc nhiều CEO, CIO khác cũng đang lên kế hoạch và lộ trình tiến tới cung cấp ứng dụng cloud computing, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét, xây dựng quy định, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy mô hình điện toán đám mây. Bộ cũng đánh giá đây là hình thức giảm chi phí mà các cơ quan, doanh nghiệp có thể lựa chọn trong quá trình ứng dụng CNTT.

Tuy nhiên, dù khá nhiều đơn vị nhận rõ tầm quan trọng và muốn tiến tới ứng dụng điện toán đám mây, sản phẩm cụ thể vẫn rất khiêm tốn. Một trong các hoạt động mở đầu cho việc hiện thực hoá xu thế này là năm 2009, UBND TP HCM quyết định giao cho Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) thực hiện dự án ứng dụng Công nghệ điện toán đám mây để xây dựng hạ tầng trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ cho chương trình chính phủ điện tử (City web) của TP HCM. Trong năm 2009 và 2010, hầu hết doanh nghiệp dừng lại ở khâu chuẩn bị về hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo con người và đến 2011, thị trường mới bắt đầu có các sản phẩm nội địa ứng dụng nền tảng "mây hoá".

"Dựa vào xu thế thị trường và sau một thời gian nghiên cứu, Misa đã đầu tư mạnh vào triển khai các ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Với sản phẩm SME.NET 2010, Misa trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp phần mềm kế toán trực tuyến tại Việt Nam và trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra mắt phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây hoàn toàn mới là phần mềm quản trị nguồn nhân lực HRM.NET 2012. Chúng tôi tin rằng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để tự mình triển khai những hệ thống như vậy", ông Nguyễn Xuân Hoàng khẳng định.

Misa SME.NET ứng dụng điện toán đám mây.
Misa SME.NET ứng dụng điện toán đám mây.

SME.NET là phần mềm kế toán đầu tiên cho phép làm việc online theo phương thức phần mềm như một dịch vụ (SaaS). Bên cạnh việc lưu trữ dữ liệu của khách hàng tại các trung tâm dữ liệu (data center) đạt tiêu chuẩn mức 3 (3rd tiers) của quốc tế, đảm bảo độ tin cậy 99,982%, SME.NET còn được sử dụng công nghệ bảo mật SSL (Secure Socket Layer). Sản phẩm cũng tích hợp chữ ký số Viettel -CA, giúp các giao dịch như hóa đơn điện tử, ngân hàng trực tuyến đều được thực hiện tự động. Việc kê khai, nộp báo cáo thuế qua mạng cũng sẽ giúp giảm thiểu được thời gian và đảm bảo độ chính xác cao.

Trước đó, công ty an ninh mạng Bkav cũng tích hợp công nghệ điện toán đám mây trong sản phẩm Bkav 2010 giúp cập nhật các mẫu virus từng phút. Độ phủ rộng và năng lực tính toán của đám mây cũng giúp máy tính được bảo vệ còn hệ thống cơ sở dữ liệu mẫu nhận diện trên đám mây được cập nhật nhanh hơn.

Công nghệ điện toán đám mây trong Bkav 2010.
Công nghệ điện toán đám mây trong Bkav 2010.

Trong khi đó, công ty FPT IS đã phối hợp với Microsoft cung cấp một số ứng dụng trên nền đám mây như dịch vụ Office 365 (gồm Exchange Online cung cấp dịch vụ e-mail, lịch, danh bạ; SharePoint Online hỗ trợ người dùng cộng tác với các tính năng mạng xã hội thông qua Internet; còn Office Web Apps được tích hợp, giúp soạn thảo online các tài liệu Microsoft Office…). Còn FPT Telecom đang triển khai dịch vụ chia sẻ file Fshare theo mô hình "public cloud", cho phép người dùng lưu trữ, gửi file theo phương châm "mọi lúc, mọi nơi" cũng như cung cấp một loại hình lưu trữ phụ trợ (storage back-end) cho các dịch vụ của bên thứ ba.

"Với những tiện ích mà đám mây mang lại, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng và điện toán đám mây có cơ hội phát triển rộng khắp trong thời gian tới. Việt Nam không phải là nước dẫn đầu về công nghệ nên chỉ có thể cảm nhận và bắt kịp những làn sóng mới của thế giới. Đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam, nếu chúng ta không làm là chậm”, Ông Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty phần mềm FPT, nhận định.

Theo www.vnexpress.net

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0