Thứ tư, 27/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/10/2011
Từ Olympic, trên 10 đội tuyển sinh viên Việt Nam tự tin đến Thái lan duy trì vị trí trong Top 100 tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu

Kỷ niệm 20 phong trào Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP’11) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tê ACM/ICPC Việt Nam - Đại học Cần Thơ từ 5-8/10/2011 đã thành công tốt đẹp, Đại học Khoa học tự nhiên Tp HCM giành ngôi Vô địch Siêu CUP OLP’11, Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội giành CUP Vô địch ACM/ICPC Việt Nam 2011 sẽ cùng các đội tuyển trong Top 10 Việt Nam tự tin tới đấu trường ACM/ICPC Châu Á để tự khẳng định “Sinh viên Việt Nam tự tin hội nhập” giành vị trí trong Top 100 tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Warsaw, Ba Lan 5/2012.

20 năm Olympic - cuộc thi dành cho sinh viên CNTT quy mô lớn nhất và đổi mới nhiều nhất

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam đã qua hơn 20 năm liên tục với các cuộc thi sôi động diễn ra tại các trường ĐH&CĐ trên khắp các tỉnh và thành phố, là một phong trào thiết thực với sinh viên các trường Đại học & Cao đẳng, là một trong những nguồn phát hiện và phát huy tài năng trí tuệ của lớp trẻ Việt Nam bổ xung nguồn lực CNTT-TT phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Tin học VN và Hội Sinh viên VN đồng tổ chức. Trường Đại học Cần Thơ đơn vị đăng cai đã tạo mọi điều kiện tổ chức Olympic và ACM/ICPC tốt nhất.

OLYMPIC Tin học sinh viên đã khẳng định phong trào học tập và giảng dạy CNTT-TT trong các trường ĐH&CĐ ngày càng cần thiết, phong phú và thiết thực. Tuy là cuộc thi mang tính chuyên môn cao nhưng đã lôi cuốn được các trường, khoa không đào tạo chuyên ngành CNTT và sinh viên khối cao đẳng cùng tham gia trong một sân chơi kỹ năng – trí tuệ chung của Việt Nam.

20 năm OLP là sự đổi mới liên tục theo xu thế công nghệ, từ các khối thi Chuyên Tin và Không chuyên tin lập trình bằng Basic và Pascal, năm 2001 bổ xung Khối thi Tập thể lều chõng, năm 2004 bổ xung Khối Siêu CUP đỉnh cao cho mọi đối tượng và Micromouse, năm 2005 đưa nội dung kỹ năng Phần mềm nguồn mở và kiên quyết dùng công cụ lập trình C++ và Java thay Pascal, năm 2006 hội nhập chuẩn thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC.

Hội nhập Kỳ thi ACM/ICPC Việt Nam cùng OLP đã 6 lần tổ chức và năm 2011 lại về với Cần Thơ, từ đây 6 năm liên tục Việt Nam có mặt trong Top 100 trường đại học có mặt tại vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Đây là kỳ thi : trí tuệ - kỹ năng, phong cách làm việc tập thể, tính hoàn thiện và từ đây các điểm còn yếu của sinh viên Việt Nam sẽ không ngừng được trau dồi và nâng cao.    

Tại OLP’11 và ACM/ICPC Việt Nam năm 2011 có: 60 trường ĐH&CĐ tham dự, hơn 150 thầy cô giáo huấn luyện viên, gần 250 đội tuyển dự thi 7 khối thi: Siêu CUP OLP, Chuyên Tin, Không chuyên, Cao đẳng, Phần mềm nguồn mở, 84 đội tuyển Chuyên và Không chuyên tham dự ACM/ICPC Việt Nam, toàn bộ dự thi Trắc nghiệm tiếng Anh – Tin học. Tổng cộng: 356 sinh viên đăng ký thi Giải cá nhân OLP’11; 84 đội tuyển với 252 sinh viên đăng ký dự thi ACM/ICPC 2011, ngoài ra còn 5 nhóm bảo vệ Chung khảo Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở 2011.

Nét đổi mới tại OLP’11 và kỳ thi ACM/ICPC Việt Nam là sự tiếp tục đồng hành của Giải thưởng mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở với 05 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung khảo từ 25 dự án sinh viên đăng ký thực hiện từ tháng 4/2011. Điểm mới thú vị của hội nhập toàn cầu là toàn bộ các Đội tuyển Việt Nam thi lập trình quốc tế ACM/ICPC lần đầu tiên thi bằng tiếng Anh 100%.

Phần đóng góp quan trọng không thể thiếu được là tập thể Hội đồng giám khảo OLP và ACM/ICPC không kể là cương vị hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng - phó khoa  hay giảng viên các thầy đã hết lòng vì chất lượng chuyên môn và uy tín với tuổi trẻ CNTT Việt Nam. Hội đồng giám khảo do PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Hồ Sĩ Đàm chủ trì cùng các cựu Olympic Tin học Quốc gia, Quốc tế vẫn tiếp tục khẳng định là Hội đồng giám khảo thi lập trình hàng đầu Việt Nam. Các thầy đã là hạt nhân không thể thiếu được làm nên thành công của kỳ thi.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm Olympic đã vinh danh 12 thầy cô HĐGK, 15 thầy cô dẫn đoàn tham dự Olympic nhiều năm đã vinh dự nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT, Bộ TTTT, Bộ KHCN và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam. Với kết quả nhiều năm dự thi có thành tích xuất sắc: 3 khoa CNTT nhận Bằng khen của Bộ TTTT, 2 Khoa CNTT được nhận Bằng khen của Liên Hiệp Hội.  

OLP’11 lại quay về Đại học KHTN - ĐHQG Tp Hồ Chí Minh - Vô địch Siêu CUP

OLP’11 là cuộc thi giải cá nhân và đồng đội quy mô lớn lôi cuốn sự tham gia các sinh viên giỏi tin học toàn quốc. Từ 2004 khi Siêu CUP OLP’04 Lâm Xuân Nhật lần đầu giơ cao CUP Vàng tại Hải Phòng, Siêu CUP OLP’11 lại trở lại Đại học KHTN ĐHQG Tp. HCM với sinh viên Nguyễn Tấn Sỹ Nguyên (vừa đoạt Huy chương bạc Olympic Tin học quốc tế 8/2011), Đại học FPT có 3 Siêu CUP và đoạt 2 CUP bạc Siêu CUP OLP’11.

Cuộc tranh ngôi các giải cá nhân OLP’11 có nhiều đổi ngôi thú vị, khối Chuyên tin về chủ nhà Đại học Cần Thơ với Giải Nhất sinh viên Đoàn Minh Quý Khối chuyên tin. Khối không Chuyên tin với giải Nhất thuộc về Đỗ Anh Tuấn sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tử Trọng và giải Nhất khối Cao đẳng thuộc về sinh viên Ngô Văn Đô - Đại học Công nghiệp Hà Nội. .

Giải Đồng đội OLP’11 thuộc về Đại học Cần Thơ (Chuyên Tin), Đại học Ngân hàng Tp HCM (không chuyên) và Đại học Sài Gòn (cao đẳng).

Kết quả cuối cùng đã có 85 sinh viên đoạt giải Olympic và nhận được bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo. Giải nhất khối Phần mềm nguồn mở và Giải thưởng Mùa hè sáng tạo FOSS được nhận Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tất cả các giải Nhất xuất sắc nhất kỳ thi được nhận bằng khen của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.

Giải thưởng sáng tạo và khối kỹ năng Phần mềm nguồn mở:

Giải thưởng Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng phần mềm nguồn mở trên cơ sở mô phỏng “Google Summer of Code” viết mã nguồn cho các dự án PMNM do Hội Tin học Việt Nam, Văn phòng Công nghệ thông tin Bộ Khoa học và Công nghệ với sự ủng hộ của cộng đồng Mã nguồn mở Việt Nam, các trường Đại học và Doanh nghiệp tổ chức. Từ tháng 6 đến tháng 9 trên cơ sở các dự án của  sinh viên với các ý tưởng gửi tham dự, hội đồng đã lựa chọn 12 dự án có ý tưởng và kế hoạch thực hiện trong 2 tháng tốt nhất để hoàn thiện và phát triển. Các dự án lựa chọn được Ban Tổ chức đầu tư 4 triệu đồng để hoàn thiện, giai đoạn một đầu tư 2 triệu đồng và các giám khảo đánh giá giữa giai đoạn vào cuối tháng 8, kết quả 7 dự án được đầu tư tiếp tục. Từ 15/9/2011 Hội đồng giám khảo đã tích cực làm việc và đánh giá lựa chọn 5 dự án xuất sắc nhất vào vòng Chung khảo và  tới OLP’11  tại Đại học Cần Thơ bảo vệ Chung khảo. Ngày 8/10, song song với cuộc đấu trí ACM/ICPC Việt Nam, 5 dự án vào chung khảo đã lần lượt bảo vệ để dành ngôi vị quán quân. Hội đồng giám khảo đã trực tiếp nghe các dự án trình bày 20-25 phút và chất vấn cùng nhóm tác giả trong 25 phút cho mỗi dự án. Mùa hè sáng tạo có kết quả:

Ở khối kỹ năng Phần mềm nguồn mở : giải nhất thuộc về đội tuyển Đại học Công nghệ Thông tin 2 - Đại học Quốc gia TP HCM.

Giải nhất khối Phần mềm nguồn mở và Giải thưởng Mùa hè sáng tạo FOSS được nhận Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

10 đội tuyển Việt Nam sẽ tự tin đến Thái lan tìm vị trí dự Chung kết ACM/ICPC toàn cầu

Năm nay Việt Nam không đăng cai vòng loại ACM/ICPC Châu Á,  Kỳ thi ACM/ICP Đại học Cần Thơ là kỳ thi quốc gia, từ đây sẽ chọn lựa 10 đội tuyển Việt Nam xuất sắc nhất tham dự vòng loại Châu Á tại Thái Lan, Malaxia, Manila ... để dành quyền ghi danh trong Top 100 trường đại học sẽ có mặt tại Warsaw Ba Lan trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tổ chức từ 4/2012.

84 đội dự ACM/ICPC thi đấu tạo một không khí đầy sôi động, phấn khích tại Trung tâm học liệuĐại học Cần Thơ. Các Đội tuyển rất quyết tâm và có thể thấy nhiều gương mặt quen thuộc từ: Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội (4 đội), ĐH KHTN Tp HCM (7 đội), ĐH FPT (5 đội) gồm các sinh viên IT hàng đầu đã đoạt giải IOI các năm 2008, 2009, 2011 và 2011. Các đội tuyển đã rất quyết tâm để có mặt trong Top 10 Việt Nam tiếp tục thi đấu vòng loại Châu Á  tại Phuket Thái lan vào 3-4/11/2011.

Kỳ thi ACM/ICPC năm 2011 bắt đầu từ 7h45 phút sáng 8/10 và sôi động từ ngay những phút đầu.   Các đội với 1 PC phải giải quyết tổ hợp 10 vấn đề khác nhau trong vòng 5 tiếng với nguyên tắc gửi bài và chấm tự động trên hệ chấm chuẩn quốc tế PC^2 mới nhất version 9.1 và chỉ đúng mới được 1 điểm, sai sẽ nộp lại đến khi đúng và bị cộng thêm cho mỗi lần nộp 20 phút tính giờ.

Đại học Cần thơ đã bố trí thi ACM/ICPC tại Trung tâm học liệu hiện đại nhất vùng Đồng bằng sông Cửu long. Diễn biến trong khu thi được truyền online ra khu khán giả qua mìn hình lớn 400”, kết quả online ACM/ICPC được truyền chiếu trong khu thi và khu khán giả và lần đầu tiên kết quả online trên trang www.OLP.vn. 

Căng thẳng thi đấu giành giật vị trí trong Top 10 ACM/ICPC Việt Nam

8h45, các đội tuyển nhận đề, ngay từ phút đầu đã thấy khí thế của một trận chiến online nhưng đối với các Coder thì đây quả là một game trí tuệ trong một trận đấu thứ hạng trong 5 tiếng thi đấu.

Trong những phút đầu rất nhiều đội nộp ngay bài đầu và nhân nhất phút thứ 2 - 2 đội ĐH KHTN Tp HCM có điểm bài A, phút thứ 3 các đội hàng đầu đều có điểm. Đến phút thứ 267 sau lần nộp thứ sáu

Đại học Bà rịa Vũng tàu có điểm bài 1 và chỉ còn 3 đội không giải được bài nào.

Tiếp theo là bài B: phút thứ 14 Đại học CNTT Tp HCM giải xong, nhưng là bài đầu tiên. Phút thứ 15 và 16 là đội HTTTP của Công nghệ Hà Nội và Revolution của ĐH KHTN Tp HCM giành điểm vươn lên dẫn đầu. Bài C giải được phút thứ 38 bởi BBB đến từ ĐH KHTN Tp HCM, phút thứ 71 BBB lại dẫn đầu với bài D - đứng đầu bảng xếp hạng.

Sau hai lần nộp Don’t Worry từ FPT giải bài E và chưa đầy 10 phút sau - phút 73 giải luôn bài F sau lần nộp đầu tiên. vươn lên đầu bảng. Bài I tưởng khó nhưng HTTP đã giải quyết xong với 1 lần nộp vào phút thứ 77.

Chưa đầy 3 tiếng kết quả như sau : đầu bảng đội FPT - Down’t Worry  dẫn đầu với 7 bài. Qua 3 tiếng đội 7 bài tiếp theo là HTTP từ ĐH Công nghệ HN, bám sau là đội 6 bài trước tiếng thứ 4 - BBB và Evolution.

Trước lúc đóng cửa thông báo kết quả online Đội HTTP đã giải xong bài 8 ở phút 236 (trước 4 phút).

Trong tiếng cuối cùng là sự bứt phá , vượt đuổi : các đội sau trong tiếng cuối cùng thêm điểm:  FPT Gee, Ngoại thương Knight 1, ĐH CNTT Tp HCM. Hầu hết ở nhóm 5 bài đều ít thay đổi ở tiếng cuối cùng. Tốp giữa có nhiều xáo trộn thú vị. Và Top cuối dù chỉ 1 bài Bà rịa Vũng tàu đã có 1 điểm ở phút thứ 267 trên 3 đội chưa có điểm nào.

Chung cuộc đội HTTP ĐH Công nghệ ĐHQG HN đã giải đủ 8 bài và giành điểm cuối ở phút thứ 236. Kết quả chung cuộc như sau (tính theo số bài giải được và số phút tính hạng):     

Rank

Name

Solved

Time

PRIZE

1

University of Engineering and Technology, VNU Hanoi - HTTP

8

914

Champion

2

FPT University - Don't Worry

7

530

First Prize

3

Ho Chi Minh City University of Science - HCMUS-BBB

6

478

First Prize

4

Ho Chi Minh City University of Science - HCMUS-Evolution

6

661

First Prize*

5

FPT University - Gee

6

764

First Prize**

6

Foreign Trade University - FTU Knights 1

6

943

First Prize

7

University of Information Technology - Vietnam National University HCM - UIT-1

6

1162

Second Prize

8

University of Engineering and Technology, VNU Hanoi - TCP

6

1208

Second Prize*

9

Ho Chi Minh City University of Technology (BK) - BK_Terminator

5

553

Second Prize

10

Ho Chi Minh City University of Technology (BK) - BK_FINALISTS

5

602

Second Prize*

11

Can Tho University - CTU.Trace

5

624

Second Prize

12

Hanoi University of Science and Technology - Mix Parlay

5

679

Second Prize

13

Hanoi University of Science and Technology - HDP Live

4

567

Third Prize*

14

University of Engineering and Technology, VNU Hanoi - IP

4

588

Third Prize*

15

Electric Power University - EPU-IT

4

670

Third Prize

16

Posts and Telecommunications Institue of Technology, HN - PTIT2

4

984

Third Prize

17

National Economics University - Fly Neu

3

263

Third Prize

18

Hanoi University of Science and Technology - Correct Score

3

290

Third Prize*

19

Ho Chi Minh City University of Science - HCMUS-Smurf

3

328

Third Prize*

20

Ho Chi Minh City University of Science - HCMUS-LTT.A2

3

337

Third Prize*

21

Posts and Telecommunications Institue of Technology, HN - PTIT1

3

361

Third Prize*

22

Ho Chi Minh City University of Science - HCMUS-PNL

3

405

Third Prize*

23

National Economics University - NeuDragon

3

413

Third Prize*

24

Nha Trang University - BeachStar

3

484

Third Prize

 

Theo xếp hạng, Vô định ACM/ICPC Vietnam 2011: đội HTTP Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội, tiếp theo là Đại học FPT - Don’t Wory, Thứ ba BBB-Đại học KHTN Tp HCM và thứ 4 là Đại học Ngoại thương Hà Nội - Knight 1. Đáng chú ý, Đại học CNTT Tp HCM lần đầu có rank 7 và đẩy lùi ĐHBK Hà Nội, Đại học Cần thơ đầu tiên có giải tuy hơi tiếc không trong Top 10. Lần đầu có giải đáng vinh danh là Đại học Điện lực, Đại học Kinh tế quốc dân (tới 2 đội vào top đoạt giải) và giải Ba cuối cùng thuộc về Đại học Nha Trang. Đáng tiếc Học viên Công nghệ BCVT và Đại học BK Hà Nội năm nay chưa có các bứt phá tiến lên.

Trong Top 10 ACM/ICPC Việt Nam Đại học Công nghệ, ĐH KHTN Tp HCM, Đại học FPT và ĐH Bách Khoa Tp HCM mỗi trường góp 2 đội tuyển tiếp đến là ĐH Ngoại thương, ĐH CNTT Tp HCM mỗi trường 1 đội và vé cuối cùng có thể được chọn là Đại học Cần Thơ

Có gần 20 đội tham gia bảng xếp hạng ACM/ICPC các đội không chuyên: ngôi Nhất ACM/ICPC không chuyên thuộc về Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM.

Kết quả chi tiết trên: www.OLP.vn

Từ 2005, Việt Nam liên tục có trường Đại học có đội tuyển sinh viên trong xếp hạng Top 100 trường Đại học ghi danh trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC - kỳ thi có lịch sử 36 năm, kỳ thi của  trí tuệ tập thể danh tiếng nhất thế giới dành cho sinh viên CNTT các trường Đại học.

Ngôi Vô địch ACM/ICPC Việt Nam đã thuộc về HTTP Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội. Từ kết quả ACM/ICPC Việt Nam 10 đội tuyển xuất sắc nhất đã đăng ký và sang dự vòng đấu loại ACM/ICPC Châu Á tại Phuket, Thái Lan vào ngày 3-4/11/2011, mỗi đội tham dự sẽ được Ban tổ chức hỗ trợ một phần kinh phí và đoàn sinh viên CNTT Việt Nam gồm 30 sinh viên sẽ cùng Thái Lan và các nước Châu Á  thi đấu giành suất tham dự World Final ACM/ICPC tại Ba Lan vào năm 2012.

Tính đến nay đã có 3 trường Việt Nam đã có tên trong bảng xếp hạng World Final ACM/ICPC là Bách Khoa Tp HCM (2006), Đại học Công nghệ QG Hà Nội (2007,2008,2009) và Đại học KHTN – ĐHQG Tp HCM (2008, 2010, 2011).

Thay lời kết

Kỷ niệm 20 năm Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam (OLP’11) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tê ACM/ICPC Việt Nam tại Đại học Cần Thơ đã được tổ chức thành công và chu đáo. Để đón gần 1000 sinh viên và thầy cô tham dự Đại học Cần Thơ đã hết lòng vì thành công của cuộc thi. OLP’11 và ACM/ICPC Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của các Doanh nghiệp đặc biệt Tập đoàn BCVT Việt Nam - VNPT vẫn tiếp tục 10 năm là Nhà tài trợ chính, FaceBook, Ngân hàng Liên Việt và Viettel tài trợ Bạc và Đồng. Các Doanh nghiệp khác đã có phần thưởng xứng dáng cho sinh viên đoạt giải bằng hiện vật như FPT, CMC, Intel, Microsoft, Samsung, ACER, CMC Telecom …. .

Các sinh viên Việt Nam tự khẳng định mình “tự tin đi ra biển lớn hội nhập Quốc tế” bằng việc cùng tranh đẳng cấp cao nhất với các đội tuyển Châu Á và thế giới. Kỳ thi ACM/ICPC là một  hoạt động thiết thực cho sinh viên trong tiến trình hội nhập đáng được quan tâm nhằm từng bước đưa các tên tuổi của Đại học Việt Nam vào danh mục các trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT-TT đẳng cấp Quốc tế. Thành công của kỳ thi OLP’11 và ACM/ICPC tại Đại học Cần Thơ đã khẳng định xu thế “xã hội hoá” các hoạt động chuyên môn mang tính phong trào và các hoạt động thúc đẩy tài năng của các tổ chức xã hội nghề nghiệp  trong mối liên kết chặt chẽ của ngành Giáo dục Đào tạo cùng các bộ, ngành nhà nước với sự đóng góp ủng hộ của các tổ chức và doanh nghiệp theo tiêu chí “chất lượng chuyên môn và hiệu quả cao, tiết kiệm ”.

Tiếp tục tranh tài với mục tiêu để Việt Nam tiếp tục có đại diện lọt vào vòng chung kết toàn cầu ACM/ICPC khẳng định thương hiệu của các trường đại học Việt Nam. Đó cũng là nỗ lực của cá nhân các tài năng sinh viên Việt Nam qua việc tập dượt trong 20 năm  kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam hàng năm trong tiến trình hội nhập, góp phần nâng cao vị thế của tài năng trẻ Công nghệ thông tin trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chúc các đội tuyển đại diện cho giới trẻ CNTT-TT Việt Nam cải thiện và nâng tầm thứ hạng Việt Nam trên bản đồ đào tạo CNTT-TT bậc đại học toàn cầu tại vòng Chung kết ACM/ICPC năm 2012. Qua 20 năm phong trào Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam và 7 lần tham dự Chung kết toàn cầu kỳ thi ACM/ICPC các sinh viên CNTT Việt Nam đã nỗ lực giành vị trí xếp hạng trong Top 100 các trường đẳng cấp Quốc tế về CNTT trong bảng xếp hạng ACM/ICPC toàn cầu. Tại bảng xếp hạng theo lãnh thổ cho lập trình sinh viên Việt Nam cũng đang có thứ hạng 16 của TopCoder, Việt Nam cũng đã ba lần góp tên trong Chung kết Imagine CUP toàn cầu.  Nếu năm 2011, 10 đội tuyển Việt Nam với quyết tâm và sự tự tin các bạn trẻ CNTT Việt Nam sẽ đưa thứ hạng của Việt Nam lên Top 30 và 40 trong xếp hạng của Kỳ thi ACM/ICPC toàn cầu năm 2012 tại Ba Lan.

Chúc các bạn trẻ CNTT thành công!

Ban Tổ chức OLP’11 và ACM/ICPC Việt Nam

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0