Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/09/2011
Android là “vua” thị trường smartphone, ngôi số 2 vẫn gay cấn

IDC dự đoán gần 1 tỷ smartphone sẽ được bán ra trên toàn thế giới vào năm 2015.

Android đã chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến điện thoại thông minh, với thị phần trên toàn cầu vượt xa các đối thủ khác trong năm qua.

Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn tiếp tục gay cấn ở vị trí thứ hai. Đó là bởi vì hàng triệu khách hàng mới mua smartphone mới mỗi năm từ các nhà sản xuất hệ điều hành lớn, bao gồm Apple, Research in Motion (RIM) và Microsoft.

Dự báo smartphone toàn cầu (nguồn: IDC, thị phần tính theo phần trăm)

OS 2010 2011 2015
Android 23.3 38.9 43.8
BlackBerry OS 16.0 14.2 13.4
iPhone 15.6 18.2 16.9
Linux  3.0  3.7  4.5
Maemo/Meego  0.2  0.0  0.1
Palm OS  0.0  0.0  0.0
Symbian 36.4 20.6  0.1
webOS  0.6  0.6  0.9
Windows Mobile  4.9  3.8 20.3

HĐH Android, chạy trên hàng trăm model từ nhiều nhà sản xuất, sẽ đạt tới 39% thị phần toàn cầu trong năm nay, một mức tăng đáng kể từ từ 23% được ghi nhận năm ngoái, theo dự báo mới nhất của IDC.

Dù vậy, cuộc chiến dành dật vị trí thứ hai ngày càng gay cấn. Trong dự báo tháng Sáu, IDC dự kiến BlackBerry của RIM giảm thị phần trong năm nay xuống còn 14%, trong khi iOS của Apple sẽ tăng lên 18%, chỉ đứng sau Symbian. Apple và RIM đều là những nhà sản xuất trọn gói cả “cứng” lẫn “mềm”, không giống như Android, được phát triển bởi Google cho các nhà sản xuất smartphone khác sử dụng.

Windows Phone (và Windows Mobile) tụt xa phía sau với thị phần chưa tới 4% trong năm 2011. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Nokia và các nhà sản xuất khác, dự kiến Windows Phone sẽ chiếm 20% thị phần trong năm 2015, theo IDC. Đến lúc đó, Nokia sẽ thay HĐH Symbian của mình bằng Windows Phone. HĐH Symbian đã đánh mất ngôi vương với 36% thị phần trong năm 2010.

 

Cuộc chiến trên thị trường smartphone đầy ấn tượng qua sự tăng trưởng số lượng điện thoại trên toàn thế giới. Theo IDC, năm 2010 các nhà cung cấp đã xuất ra thị trường 304,7 triệu smartphone, và dự đoán con số này sẽ đạt 472 triệu cho cả năm 2011 - một tốc độ tăng trưởng 55% so với năm 2010. IDC dự đoán số lượng smartphone có tốc độ tăng hàng năm là 26% cho đến năm 2015.

Theo IDC, đến năm 2015, sẽ có 982 triệu smartphone được các nhà sản xuất xuất xưởng cho các nhà bán lẻ.

Dự báo của IDC được các nhà cung cấp cũng như các nhà phân tích tin cậy, và thường là tấm gương phản chiếu số liệu được công bố bởi Gartner Inc. Ngoài ra, hãng nghiên cứu thị trường ComScore tiến hành khảo sát các thuê bao smartphone ở Mỹ đã ghi nhận sự thống trị của Android trên thị trường nước này trong năm 2011, với gần 42% thị phần, theo sau là Apple (27%), RIM (21,7%) và Microsoft Windows (5,7%).

Đáng chú ý là: IDC hầu như đã loại WebOS ra khỏi cuộc đua trong dự báo của hãng, sau quyết định của Hewlett-Packard ngừng bán các thiết bị chạy trên nền tảng này và tương lai vô định của WebOS.

IDC và các hãng nghiên cứu thị trường khác tin tưởng vào chiều hướng smartphone ngày càng được các nhà sản xuất tích hợp những tính năng như: bộ vi xử lý nhanh hơn, màn hình tốt hơn, pin có thời lượng lâu hơn, máy nhẹ hơn, trong khi giá ngày càng giảm.

Trong khi nhiều nhà phân tích tiếc nuối việc RIM bị mất thị phần trong năm qua, nhà phân tích Ramon Llamas của IDC lại lưu ý rằng, IDC vẫn dự kiến sự tăng trưởng doanh số bán hàng của RIM: tăng 38% trong năm 2011, tăng 25% vào năm 2012 và tăng 10% vào cuối năm 2015. Lý do chính: BlackBerry là hãng sớm sản xuất smartphone và khả năng cung cấp một bàn phím vật lý QWERTY cho smartphone. Một thực tế là, nhiều người dùng doanh nghiệp thích bàn phím vật lý.

 

Theo Llamas, RIM cũng có thể hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hãng viễn thông và đẩy mạnh bán hàng trên các thị trường khác ngoài Mỹ và châu Âu.

Nghĩa là, ngay cả khi bị mất thị phần vào tay các đối thủ, RIM vẫn có thể tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, Llamas tin rằng hình ảnh của RIM sẽ bị sứt mẻ vì thị phần sụt giảm, và có thể ảnh hưởng đến kết cục cuối cùng. Trong khi các lô hàng BlackBerry dự kiến sẽ tăng lên, mang lại doanh thu tăng cho RIM, nhưng không rõ lợi nhuận thế nào.

Các nhà phát triển ứng dụng hẳn sẽ quan tâm hơn tới hệ điều hành hàng đầu và có thể cả với vị trị thứ hai để phát triển các ứng dụng của họ, như vậy có nghĩa là họ có thể bỏ qua RIM để đến với Android, iOS hoặc thậm chí là với Windows Phone trước.

Khó khăn của RIM trong việc thu hút các nhà phát triển ứng dụng là iPhone quá mạnh. Apple hiện có hơn 425.000 ứng dụng iPhone, và số lượng tiếp tục tăng hàng ngày, vượt xa các hệ điều hành khác.

Trong các cuộc khảo sát người dùng sử dụng điện thoại thế nào, các ứng dụng được quan tâm nhất, như nhắn tin, duyệt web và chụp ảnh. Tính năng đàm thoại rơi xuống gần dưới cùng, một điều trớ trêu của thời đại điện thoại thông minh.

"Gọi điện thoại là điều cuối cùng người ta thực hiện với smartphone. Đó là điều khác biệt ở smartphone khiến thị trường phát triển", Llamas nói.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0