|
Ảnh minh họa: Internet |
Nhiều văn bản điện tín ngoại giao từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang trôi nổi vô kiểm soát trên mạng, và điều tệ hại nhất là chúng còn giữ nguyên danh tính của các tài sản và tên tuổi đặc vụ đang được “cài cắm” ở những quốc gia như Israel, Jordan, Iran và Afghanistan.
Vụ rò rỉ chấn động được phát hiện lần đầu tiên bởi Steffen Kraft, biên tập viên một tờ báo của Đức, khi cho biết vừa tình cờ tìm thấy một file đã được mã hóa có dung lượng 1,73 GB tên “cables.csv”, bao gồm toàn những điện tín tuyệt mật dạng thô, người này cũng nói rằng việc tìm mật khẩu cho file trên là “dễ như trở bàn tay”.
Một tờ báo khác, Der Spiegal, cũng xác nhận sự tồn tại của những bức điện tín vào thứ Hai 29-8 vừa qua. Thậm chí kinh khủng hơn, theo nhiều nguồn tin, những văn bản điện tín tuyệt mật này đã trôi nổi trực tuyến mà không ai để ý từ đầu năm nay (2011).
|
Julian Assanghe, ông chủ WikiLeaks - Ảnh minh họa: Internet |
Ban đầu, WikiLeaks sở hữu chỗ văn bản lên đến 250.000 đơn vị vào đầu năm 2010, và Assange đã mã hóa chúng dưới dạng những file có mật khẩu bên trong một đường dẫn “vô hình” trên hệ thống máy chủ của WikiLeaks, đồng thời giao mật khẩu cho một “đối tác bên ngoài”. Vào tháng 11-2010, nhiều hãng tin lớn quốc tế như The New York Times, The Guardian và The Mirror đã được ông chủ WikiLeaks trao quyền tiếp cận file này, miễn là họ “phải hứa bảo vệ những danh tính có bên trong các văn bản điện tín” nói trên.
Và rồi cuối cùng thì “mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”. Phát ngôn viên người Đức của Assange là Daniel Domscheit-Berg đã li khai và thành lập một trang “đối trọng” với WikiLeaks là OpenLeaks, không quên mang theo cả… máy chủ của WikiLeaks đi cùng. Sau đó Daniel Domscheit-Berg đã vô tình tiết lộ cả những văn bản điện tín đang được nhắc đến.
Hiện vẫn chưa rõ làm sao mà mật khẩu để mở file lại bị công bố ra bên ngoài, nhưng nhiều nguồn tin phân tích tin rằng đây không phải chủ ý của cả WikiLeaks lẫn OpenLeaks.
Theo www.nhipsongso.tuoitre.vn