Sau hơn một năm, kể từ khi chia tay sau Hội Thảo hợp tác phát triển CNTT-TT VN lần thứ XIV năm 2010 tại Nghệ An, cả nước lại tới miền đất mới rất đẹp và thanh bình Tp Mỹ Tho nằm cuối nguồn sông Tiền để cùng chia xẻ kinh nghiệm, đánh giá, đề xuất các giải pháp và hành động để CNTT-TT thực sự là công cụ và là động lực để xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu, mạnh từng bước vững chắc trên con đường phát triển hội nhập kinh tế quốc tế.
15 năm qua, từ sáng kiến của Hội Tin học Tp HCM đến nay Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam đã trở thành sự kiện thường niên của giới Công nghệ Thông tin và truyền thông cả nước. Năm nay, Hội thảo được tổ chức tại Tiền Giang, với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long đẩy nhanh ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Với mong muốn, qua Hội thảo này sẽ góp phần thúc đẩy Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng cả nước sớm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Khóa X về NN,ND, NT, tích cực đẩy mạnh ứng dụng đưa Tiêng Giang cùng các tỉnh thành cả nước cùng đồng lòng nhất trí sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT.
Toàn cảnh Hội thảo HT-PT CNTT-TT Việt Nam 2011
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng; Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng; Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà; Chủ Tịch Hội Tin học Việt Nam Đỗ Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Tin học Tp HCM Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học Tiền Giang Nguyễn Văn Thái, đại diện Hội Nông dân Việt Nam và nhiều lãnh đạo UBND các tỉnh thành khác cùng gần 600 đại biểu đại diện các cơ quan đến từ Tiền Giang, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); đại biểu các Bộ, Ngành TW, tỉnh, thành phố trong cả nước; các đơn vị, doanh nghiệp, Hội, Hiệp hội ngành-nghề, Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo…liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, nông dân, lâm-ngư nghiệp và CNTT&TT. Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ các tỉnh cực Bắc (Điện Biên-Lai châu) đến các tỉnh cực Nam (Cà Mau) và đại diện gần 40 các sở TTTT, Sở KH-CN, trên 30 Hội tin học thành viên và đại diện đầy đủ các Sở, Ban, ngành, trường học tại tỉnh Tiền Giang cùng tham dự hội thảo.
Đến dự hội thảo còn có sự hiện diện của đông đảo các Doanh nghiệp và các phóng viên báo chí phát thanh và truyền hình.
Hội nghị Hội đồng TW các Hội Tin học thành viên
Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT lần thứ 15 diễn ra thong thời gian cả ngày 26/8. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng đã khai mạc Hội thảo và chia xẻ ”…Bộ TT&TT thực sự hy vọng Hội thảo không chỉ có hững lợi ích cho những người tham dự, mà quan trọng hơn là mang lại lợi ích cho những người không có dịp hiện diện ở đây, họ đang miệt mài ở trên những cánh đồng, trong xóm làng, ở vùng núi cao, hải đảo. Chúng ta hãy cùng hành động, bằng những việc cụ thể, thiết thực giúp họ có chính sách tốt hơn, năng suất lao động cao hơn…”.
PCT tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng chào mừng Hội thảo
Phó chủ tịch UBND tỉnh-Lê Văn Hưởng đã phát biểu chào mừng Hội thảo đã có những nhận định: tỉnh (Tiền Giang) sản xuất nông nghiệp chủ yếu đựa vào sức lao động là chính, trình độ cơ giới hóa chưa cao, sản phẩm đầu ra phần lớn phụ thuộc vào biến động giá cả thị trường, thông tin về các tiến bộ KHKT trong sản xuất, tình hình thị trường vật tư, hàng hóa, thời tiết, dịch bệnh…chưa đủ và kịp thời nên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều rủi ro, giá trị gia tăng chưa cao…vì vậy đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT là yêu cầu bức bách và thật sự cần thiết…Hội thảo là cơ hội lớn cho Tiền Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung có dịp tiếp cận những sản phẩm ứng dụng CNTT&TT trong SX và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hơn 17 triệu người dân ở vùng ĐBSCL là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp CNTT&TT.
Trao Notebook LENOVO cho Hội Cựu chiến binh E24 Tiền Giang
Tiếp theo GĐ Sở TT&TT Tiền Giang Nguyễn Văn Yên đã có bài tham luận: “Tiền Giang phấn đấu trở thành một trong những tỉnh ứng dụng CNTT&TT hàng đầu ở ĐBSCL”. Điểm qua một số nét phát triển cho thấy Tiền Giang là tỉnh cách TP.HCM 70km, cách TP. Cần Thơ 90km; diện tích tự nhiên: 2.481,8 km2, dân số 1.670.216 người (năm 2009). Có 32km đường bờ biển và là cửa ngõ ra biển Đông. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (1 TP. Mỹ Tho, 1 thị xã, 8 huyện); 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã)… Hạ tầng CNTT trong các cơ quan nhà nước cơ bản đã đáp ứng mức độ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trung bình; việc kết nối mạng LAN, Internet, trong đó: cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 90%; tỷ lệ máy tính đối với cấp tỉnh đạt 33,55 máy/đơn vị tương đương 0,88 máy/CBCC, cấp huyện đạt 86,8 máy/đơn vị, tương đương 0,78 máy/CBCC. Tỷ lệ CBCC thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công tác đạt 80%. Mật độ điện thoại (6/2011) đạt 20,68 thuê bao/100 dân, tăng 0,94 thuê bao/100 dân so với thực hiện năm 2010. Mật độ Internet bình quân (6/ 2011) đạt 2,64 thuê bao/100 dân, tăng 0,35 thuê bao/100 dân so với thực hiện năm 2010…Tuy nhiên, đánh giá của VietNam ICT index năm 2010, mức độ sẵn sàng cho ỨD và phát triển CNTT&TT ở mức độ thấp hạng 52-xếp hạng chung; hạng 59-hạ tầng kỹ thuật; ỨDCNTT hạng 53 và hạng 30 về hạ tầng nhân lực. Nhưng, đến năm 2015 sẽ đầu tư hạ tầng máy tính cho 90% cơ quan, đơn vị nhà nước cấp xã, phường, thị trấn, kết nối mạng LAN và mạng WAN nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực điều hành quản lý của các cơ quan và trang bị đồng bộ các phần mềm ứng dụng trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh. Và đến 2020, đảm bảo 100% cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 3, hướng tới hoàn thiện các dịch vụ hành chính công ở mức độ 4 phục vụ cho người dân và doanh nghiệp với chất lượng, hiệu quả cao…Theo đó, Tiền Giang cũng nêu ra một số kiến nghị: cần thống nhất trong hệ thống ứng dụng giữa các cơ quan Đảng và các cơ quan hành chính nhà nước, giữa sự phát triển theo hệ thống dọc từ các bộ, ngành với sự phát triển của địa phương. Bộ TT&TT phối hợp với các ngành có sự phân cấp xây dựng các hệ thống ứng dụng CNTT bảo đảm sự thống nhất và bảo đảm phù hợp với từng đơn vị cơ sở. Bộ TT&TT cùng với Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế dành một tỷ lệ riêng về ngân sách TW, ngân sách địa phương để đầu tư ứng dụng CNTT.
Cũng trong buổi sáng, hội nghị đã nghe các tham luận của: Trung tâm Tin học và thống kê Bộ NN&PTNN về hiện trạng ứng dụng CNTT trong ngành nông nghiệp và PTNT; Báo cáo “Dự án hỗ trợ người dân sử dụng máy tính và Internet làm giầu cho cuộc sống” của Dự án đưa Internet về nông thôn; VNPT với mạng băng thông rộng ở ĐBSCL; “sàn kết nối sản phẩm nông nghiệp thực phẩm” - của đại diện Hội Nong dân VN; Chủ tịch Hội Tin học Cần Thơ Nguyễn Hồng Vân tổng kết đáng giá Hội thảo về “Tam nông” tại Kiên Giang 2004 và Cần Thơ 2008.
Cuối phiên toàn thể buổi sáng, được sự chấp thuận của lãnh đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT ông Lê Hồng Hà - Phó chủ tịch VAIP đã công bố Kết quả xếp hạng Vietnam ICT Index 2011 cho khối Tỉnh-Thành.
Trao máy tính cho 3 xã ở Tiền Giang
Trong phiên làm việc buổi sáng đã chứng kiến lễ trao tặng máy tính Hội nông dân Tiền Giang và Hội cựu chiến binh Trung đoàn Anh hùng-E 24 (Tiền Giang); trao máy tính cho 3 xã tỉnh Tiền Giang và trao học bổng cho một số HS-SV CNTT của tỉnh Tiền Giang.
Chiều cùng ngày, Hội nghị chia làm hai phân ban, các diễn giả trình bày xoay quanh hai chủ đề “Đẩy nhanh ứng dụng CNTT&TT phục vụ Tam nông” và “Giải pháp-công nghệ & nguồn nhân lực CNTT. Đối thoại với các doanh nghiệp”…
Trao học bổng cho học sinh, sinh viên Tiền Giang
Phân ban Ứng dụng tiếp tục nội dung theo chủ đề với các báo cáo kinh nghiệm và giải pháp của các tỉnh thuần nông như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tp Cần Thơ và qua các báo cáo cũng đề xuất những kiến nghị rất cụ thể theo chủ đề Hội thảo.
Phân ban Công nghệ giải pháp thực sự thu hút các đại biểu (đặc biệt các bạn trẻ) có 7 báo cáo tập trung cho Khối Doanh nghiệp, thay vì quảng bá các DN đã cố gắng đưa các nội dung giải pháp - công nghệrất thiết thực cho Nông nghiệp. Đối tác của IBM - công ty FXA - Thailan đã cùng IBM Việt Nam chia xẻ kinh nghiệm tại Thái Lan và Tp HCM cho ngành thuỷ sản, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Các báo cáo của các DN và trường ĐH trong phan ban công nghệ đã tập trung cho chủ đề nông nghiệp, nông dân và nông thon.
Với các nội dung quan trọng và phong phú, hội thảo đã có 3 phát biểu và 19 tham luận (chưa kể 2 báo cáo có trên trang Hội thảo nhưng báo viên bận công tác đột xuất không trình bày)
Tổng Thư ký VAIP phát biểu tổng kết Hội thảo.
Qua một ngày làm việc thiết thực và hiệu quả, Hội thảo đã thành công tốt đẹp, trước hết là sự quan tâm của tỉnh đăng cai - Tiền Giang và sự hiện diện và quan tâm của rất đông các đoàn đại biểu.
- Nội dung đã tập trung theo chủ đề không dàn trải, tuy nhiều báo cáo nhưng hầu hết đều rất thiết thực và đã cho được bức tranh khá tổng quát về hiện trạng ƯD CNTT ở VN đặc biệt các lĩnh vực Tam Nông, các báo cáo đều có ý nghĩa trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng điển hình.
- Hội thảo đã đưa ra được khá hoàn chỉnh hiện trạng ƯD CNTT-TT phục vụ Tam nông trong những năm qua. Nhiều kinh nghiệp và một số công nghệ - giải pháp thiết thực theo chủ đề đã trình bày cụ thể và sẽ là các tài liệu quý giá để tiếp tục triển khai nhân rộng.
- Hội thảo đã có đổi mới về nội dung, không còn các báo cáo hình thức giống hội nghị và giới thiệu môi trường chính sách, tuy nhiên vẫn còn có các báo cáo vẫn giống ”hội nghị”, và từ đây sẽ phải đổi mới để những năm sau thiết kế khung nội dung tham luận hội thảo theo định hướng thiết thực và tập trung cho thảo luận - toạ đàm nhiều hơn.
- Điểm đổi mới (có phần từ Nghị quyết CP về tiết kiệm) - hội thảo đang tiến đến hội thảo không giấy - toàn bộ các báo cáo tới trên 200 trang giấy đã đưa lên mạng (Website Hội thảo) trước khai mạc. Và mong rằng các đại biểu chưa quen hoặc không có điều kiện tham dự sẽ thú vị với đổi mới này.
Chi tiết trên : http://www.itweek.org.vn/conf/2011/index.html
Qua các BC tham luận và những ý kiến đóng góp trong các phiên thảo luận hội thảo cho thấy :
1. Một trong rào cản chính là mức độ ứng dụng CNTT nhìn chung chưa đồng đều (ngay cả cấp độ tỉnh - thành và giữa các Sở TTTT), chưa có kết nối của ngành CNTT-TT với NN&PTNT (Tam Nông)
2. Chưa thấy được sự thống nhất và chia xẻ - các giải pháp thúc đẩy nhanh ứng dụng CNTT phục vụ cho tam nông còn theo cách ”mạnh ai người đấy làm”. Tuy đã có các kế hoạc, quy hoạch ứng dụng CNTT tầm Quốc gia cho vùng ĐB sông Cửu long tuy nhiên vẫn chưa được cụ thể hoá .
3. Ngoài phát triển ứng dụng CNTT, còn thấy rõ điểm thiếu và yếu về nguồn lực nhân lực cho ứng dụng CNTT (thiếu và yếu về số cán bộ chuyên trách cũng như các chính sách đãi ngộ cho cán bộ CNTT-TT)
4. Ngoài các kiến nghị về sự rời rạc (ai làm nhà nấy), cũng chưa xuất hiện các sáng kiến thiết thực nào cho vùng ĐBSCL nói riêng và NN&PTNT nói chung. Kiến nghị chung ”cần tiếp tục sáng kiến MeKong Net - nhưng cụ thể và hệ thống hơn theo xu thế Mạng (hệ thống) thông tin được xã hội hoá cao cho bà con nông dân ĐB sông Cửu long và vai trò không thể thiếu được là sự chung tay gây dựng từ CQQLNN (cấp Quốc gia, tỉnh - thành) cùng các nhà khoa học và khối Doanh nghiệp ngay tại ĐB sông Cửu Long.
Để tổ chức Hội thảo cần chi phí rất lớn, mô hình hội thảo theo hướng nhà nước và xã hội cùng làm trên cơ sở tiết kiệm, BTC trân trọng cảm ơn UBND tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ tối đa cho công tác tổ chức. Thành công Hội thảo không thể không kể đến sự tham gia nhiệt tình của các Doanh nghiệp, BTC trân trọng cảm ơn các DN đã tài trợ cho Hội thảo như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), IBM Việt Nam và đối tác FXA, Cty Wescom Tiền Giang, Công Ty Lương thực Tiền Giang, Viễn thông Quân đội chi nhánh Tiền Giang và nhà tài trợ khác như: các công ty Viễn Sơn, Intel, Samsung, Hồng cơ đã góp kinh phí, vật chất cho công tác tổ chức hội thảo.
BTC trân trọng cảm ơn các cơ quan báo chí, truyền thông và Truyền hình đã tham dự, đưa tin và viết bài về Hội thảo và mong rằng các thông tìn này thực sự giúp “Đồng bằng sông Cửu Long đẩy nhanh ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
BTC dự kiến tham dự Hội thảo với con số 400 đại biểu, tuy nhiên với các nội dung mới, phong phú và thiết thực nên số đại biểu lên trên 500, vì vậy trong công tác tổ chức, phục vụ đại biểu có thể còn chưa thật chu đáo, BTC rất mong các quý vị đại biểu tới với hội thảo thông cảm và lượng thứ.
Các hoạt đông bên cạnh:
Ngày 26-27/8: Đoàn Việt Nam ICT Caravan 2011
Ngày 26/8: Giải Giao lưu Tiền Giang ICT Tennis 2011
Ngày 27/8: Hội nghị các Hội Tin học thành viên lần thứ VIII
Báo cáo Vietnam ICT Index 2011 cho khối các Tỉnh và Thành phố.
Kết quả tíh toán Vietnam ICT Index 2011 của VPBCĐQG về CNTT và Hội tin học Việt Nam, cho thấy: trong Top 20 (khá) về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ỨDCNTT-2011, khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ có 7 tỉnh-thành, gồm: TP.HCM (02); Cần Thơ (08); Đồng Nai (10); Bình Dương (13); An Giang (14); Bà Rịa-Vũng Tàu (19); Trà Vinh ( 20). Và Tiền Giang (42-thấp).
Xem và Download tại mục Môi trường - Chính sách