Đó là điều mà tác giả Harry McCraken, chuyên gia viết bài giới thiệu về các sản phẩm công nghệ mới ra mắt trong hơn 20 năm trên tờ Time, đề cập tới trong bài viết của mình về các sản phẩm công nghệ mới ra mắt trong thời gian gần đây.
Harry McCraken viết:
Khi Steve Jobs hào hứng với một sản phẩm mới nào đó của Apple, bạn có thể nhận thấy rằng, ông ấy thường bắt đầu với câu “Nó đã hoạt động”. Bầt cứ ai từng thử dịch vụ Mobile Me của Apple trong những tháng qua ngay lập tức sẽ theo dõi những bản mới ra của dịch vụ này và biết rằng trên thực tế, nó cũng không được như những lời hứa hẹn của Steve.
Mặc dù vậy, ít nhất là Apple cũng đã cố gắng để tạo ra một thứ có thể hoạt động được.
Tôi đã viết bài về các sản phẩm công nghệ trong 20 năm qua. Càng ngày càng có quá nhiều sản phẩm công nghệ mới ra mắt mà chưa hề được trang bị tính năng đủ tốt để có thể hấp dẫn với số đông người tiêu dùng. Thậm chí, đôi khi chúng là những sản phẩm rất khó hiểu, mà chính tôi cũng không làm sao để khiến nó làm việc được.
Và khi phải gọi đến sự giúp đỡ của nhà sản xuất, tất nhiên, họ rất ý thức được vấn đề mà tôi gặp phải.
|
Các sản phẩm ra đời chớp nhoáng và không mấy hoàn thiện? |
Vậy điều gì đang diễn ra ở đây? Có thể kể ra 3 lý do chính như sau:
1. Văn hóa dùng thử
Trước đây, các sản phẩm được dán nhãn “beta” (bản dùng thử) luôn phải trải qua một thời gian chạy thử nghiệm. Chúng chỉ là các sản phẩm còn đang được phát triển, và không một nhà sản xuất nào mong muốn chia sẻ hay công khai chúng trước cộng đồng.
Thế nhưng, thời đại Internet đã thay đổi điều đó, khi mà việc phát tán thông tin đến hàng triệu người nhanh hơn bao giờ hết.
Và sau đó, Google lại nâng đỡ các bản thử nghiệm phần lớn là vô nghĩa nói trên bằng cách ứng dụng vô kỳ hạn chúng với các dịch vụ phổ biến cho đông đảo người dùng (như Gmail). Dù sau đó, Google cũng từng quay lưng lại với các trò quảng cáo lừa bịp dùng thử, trong nhiều lý do khi nhận ra rằng những khách hàng lớn không mấy hứng thú với các sản phẩm được cho là chưa hoàn thiện.
Một thế giới trong đó bất cứ thứ gì đều có thể là bản thử cũng có nghĩa thế giới đó không nhất thiết phải có những sản phẩm hoàn thiện. Điều này cũng được thôi, nếu như bạn nói đến các phần mềm miễn phí. Tuy nhiên, triết lý này đang thủ tiêu trên các phần cứng mà người dùng đã phải bỏ ra số tiền hàng trăm USD. Thậm chí, nếu các công ty không gọi phần cứng là bản dùng thử, trong thâm tâm họ hoàn toàn có thể nghĩ như thế.
Một ví dụ đáng giá là trường hợp máy tính bảng Xoom do Motorola sản xuất, ra mắt hồi tháng 2/2011. Với 3 trong số hàng loạt các tính năng được đánh giá cao của sản phẩm này: hỗ trợ 4G, Flash, và khe cắm thẻ MicroSD slot. Bây giờ thì một vài người dùng đang có trong tay bản cập nhật hơn, những người khác thì không, và tất nhiên, ai cũng chờ sẽ có bản nâng cấp cho 4G. Dường như chỉ là một bản dùng thử mà thôi.
Điều kỳ quặc là, các sản phẩm dùng thử của Google dường như được trau chuốt hơn nhiều so với các sản phẩm mà một số công ty khác tuyên bố là đã hoàn thiện. Chẳng hạn với loạt Samsung Series 5 - máy tính bảng Chromebook chạy hệ điều hành Chrome OS của Google - thì nó vẫn có những vấn đề và yêu cầu phải reboot lại. Lại vẫn là một bản beta!
2. Dễ nâng cấp
Ngày nay, rất nhiều thiếu sót trên chức năng của phần cứng ở sản phẩm được hoàn thiện thông qua firmware. Thực tế là khi các công ty có thể sửa những lỗi bug của phần cứng bằng cách cho ra các bản phần mềm cập nhật hóa ra lại là một ma lực hậu thuẫn cho việc xuất xưởng ra các sản phẩm chưa hoàn thiện. Nó chẳng khác nào giống như là kiểu khuyến khích tồi của một vài giảng viên đại học khi cho phép sinh viên của mình thay đổi đáp án bài kiểm tra sau khi đã nộp bài.
Tôi nhớ là đã từng đọc được một email rò rỉ tiết lộ rằng, Jon Rubinstein - người phụ trách WebOS của HP đã gửi thư cho nhân viên của mình sau khi công ty này cho mắt sản phẩm máy tính bảng TouchPad vốn không mấy hấp dẫn với công chúng. Trong thư, ông này nói rằng một số những lời phàn nàn nói trên là sự thật, và những lỗi đó sẽ nhanh chóng được sửa trong bản cập nhật hơn của phần mềm cho TouchPad và kho ứng dụng của nó. Tuy nhiên, bản thân ông cũng đã gần như không dám chắc về khả năng HP có thể tiếp tục nghiên cứu về HP sau khi người ta đã mua nó với tình trạng đầy lỗi ban đầu hay không.
3. Chạy đua với đối thủ
Trở lại thời điểm hồi tháng 2. Còn nhớ, khi đó Ford có cho ra mắt phiên bản Focus hatchback 2012. Nhưng lúc ấy, mẫu xe này còn chưa từng đến tay các đại lý phân phối. Và thậm chí, thời điểm xuất xưởng của nó còn xa xôi đến nỗi ngay cả nhà sản xuất là Ford cũng không thể trả lời được với báo giới rằng khi nào xe sẽ chính thức được chào bán trên thị trường.
Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng khiến cho rất khó để có thể hình dung ra về một sản phẩm kiểu như vậy. Từ khâu phát triển sản phẩm, đến phân phối và tiếp thị chúng đang theo một tốc độ phát triển nhay nhạy mà không cho phép sai sót.
Thế nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn như RIM. RIM xuất xưởng chiếc máy tính bảng BlackBerry PlayBook của họ vào tháng 4/2011. Ngay lập tức, trên thị trường tràn ngập những quảng cáo tung hô rằng đây là loại MTB ở đẳng cấp chuyên nghiệp đầu tiên với hố trợ Adobe Flash. Nhưng về cơ bản thì Playbook cũng chẳng có gì đáng nói ngoài tính năng hỗ trợ Flash. Có vẻ như chiến dịch marketing cho loại MTB này đã được chuẩn bị rất kỹ, nhưng bản thân nó thì chưa được làm đến nơi đến chốn như kỳ vọng.
Giống như PlayBook, gần như mọi sản phẩm MTB được sản xuất ra trong thời gian vừa qua đều là để với tới thị trường MTB, giống như là một thôi thúc cấp bách theo tiếng gọi của Apple iPad mà thôi. Không có sản phẩm MTB nào thực sự bùng bổ về doanh số trên thị trường. Nếu như một đối thủ thật sự của iPad xuất hiện, chắc chắn nó sẽ không thể ra mắt vội vã theo cái cách như hiện tại của các hãng sản xuất...
Quay trở lại với Apple. Thường thì Apple luôn cho ra các sản phẩm mà không bao giờ đáp ứng đầy đủ mọi tính năng mà người dùng mong muốn. Nhưng thậm chí, kể cả khi nó không hoạt động theo cách đó thì vẫn đầy hấp dẫn một cách rất bí ẩn. Khó có thể nói trước về những bất ngờ mà ngành công nghệ này mang lại!
Theo www.pcworld.com.vn