Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/06/2011
Mạng xã hội Việt: Vùng đất hứa hẹn

Định hướng và chiến lược phát triển từ các công ty đi đầu trong lãnh vực MXH Việt Nam đang mở ra vùng đất mới cho tiếp thị sản phẩm, dịch vụ mới.

Cơ hội hợp tác

 

Internet là một trong số “địa bàn” mà các công ty, đặc biệt là công ty khởi nghiệp (startup) Việt Nam kỳ vọng nhất, bởi ý tưởng/sản phẩm của họ sẽ có cơ hội bùng nổ số lượng người dùng theo cấp số nhân. Thế nhưng, kể từ khi Việt Nam có kết nối Internet băng rộng tới nay, những doanh nghiệp (DN) thành công trên Internet cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay và đa phần là một bộ phận của tập đoàn hay công ty có nguồn tài chính dồi dào.

Điểm khác biệt rõ nét nhất của một website nội dung với MXH là số lượng người tham gia. MXH không chỉ dừng lại ở con số trăm ngàn mà là hàng triệu. Và đây cũng là một cơ hội để startup có thể tiếp cận và tận dụng bằng cách “đứng trên vai người khổng lồ” để đưa sản phẩm tới số đông mà không phải vừa phát triển cộng đồng vừa phát triển sản phẩm như cách làm truyền thống.

Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hàng năm số lượng người dùng Internet tăng trung bình 2 triệu người. Cuối năm 2010, gần 27 triệu người dân VN sử dụng Internet.

Tháng 5 vừa qua, cộng đồng khởi nghiệp “Launch/Open Consultant” phối hợp với 3 MXH tiêu biểu của Việt Nam tổ chức buổi trao đổi “Cơ hội hợp tác MXH Việt Nam và khởi nghiệp”. Qua đó, những khó khăn, yêu cầu, trao đổi từ 2 phía diễn ra thẳng thắn và cởi mở.

Ở Việt Nam, các MXH đều nhắm vào đối tượng cụ thể, ví dụ như Go.vn tập trung vào sinh viên/học sinh. Zing Me của VNG (tên mới của Vinagame) có ưu thế đầu vào là người chơi game. Banbe.net (chưa công bố chính thức) của FPT Online hướng về người dùng văn phòng, cộng đồng đang có của FPT như: Vnexpress.net, Nhacso.net, Đại học FPT...

Theo Google Ad Planner (http://www.google.com/adplanner/), công cụ đo lường lưu lượng web miễn phí của hãng Google, cho biết tháng 4/2011 rồi chỉ số người dùng độc lập (Unique Visitors) của.Zingme.vn vượt mức 7,4 triệu/tháng; Go.vn của VTC chạm mức 2 triệu/tháng. Riêng trường hợp của FPT Online, MXH Banbe.net chưa vận hành chính thức nên thông số về lưu lượng chưa phải là điểm nhấn tham khảo. Banbe.net sẽ dựa trên các website phổ biến của họ để làm kênh triển khai các dịch vụ MXH, trong đó Vnexpress.net đứng đầu với mức truy cập trung bình 8 triệu/tháng.

Ngoài những con số thống kê, mỗi MXH Việt Nam còn thể hiện tầm nhìn và lợi thế cạnh tranh theo những hướng khác nhau.

Đinh Lê Đạt, Phó giám đốc khối nội dung trực tuyến FPT Online

“Chúng tôi không muốn Banbe.net tạo ra thêm một MXH mới mà là xây dựng Banbe.net như một hệ sinh thái trực tuyến để liên kết và kết nối các cộng đồng trực tuyến và các dịch vụ số, cũng như MXH”.

Theo ông Vương Quang Khải, Giám đốc bộ phận web của VNG: “Zing Me định hướng trở thành nơi tích hợp, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng Internet Việt Nam. Trong đó, Zing Me đang là sản phẩm chiến lược, được đầu tư mạnh nhất. VNG mong muốn MXH Zing Me trở thành nền tảng (platform) cho các dịch vụ giá trị gia tăng từ bên thứ 3 cung cấp, nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dùng cuối”.

Ông Đinh Lê Đạt, Phó Giám đốc khối nội dung số FPT Online chia sẻ rằng phát triển MXH như một phần của chiến lược “công dân điện tử” của FPT. Điều Banbe.net muốn làm là giúp người dùng trên các website của FPT truy cập các dịch vụ số, duy trì mối quan hệ trên môi trường Internet hay mobile dễ dàng. Và Banbe.net không phải là mạng xã hội như Facebook hay các MXH Việt Nam khác mà là một hệ sinh thái trực tuyến liên kết các cộng đồng trực tuyến của FPT lại với nhau.

Đại diện của Go.vn, ông Nguyễn Tuấn Minh, thể hiện định hướng của VTC về MXH của mình: “VTC luôn nhìn nhận MXH Go.vn là sản phẩm chiến lược ở tầm quốc gia, có ủng hộ từ các cơ quan chính phủ. Go.vn cung cấp dịch vụ giáo dục, giải trí, giao tiếp của người dùng trên 3 phương tiện truyền thông là truyền hình, thiết bị di động và máy tính”.

Hai cách tiếp cận

Vương Quang Khải, Giám đốc bộ phận web Công ty VNG

“VNG mong muốn MXH Zing Me trở thành nền tảng (platform) cho các dịch vụ giá trị gia tăng từ bên thứ 3 nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dùng cuối”.

Hiện nay Facebook đứng đầu về MXH và sự thành công của nó một phần dựa vào cơ chế tích hợp ứng dụng của bên thứ 3 nhằm nâng tiện ích cho người dùng. Trên MXH, game là một trong những thể loại được “thần dân” ưa chuộng nhất, sau đó mới đến các ứng dụng hỗ trợ/bổ sung.

Để có được điều này, Facebook đã xây dựng 1 kiến trúc đảm bảo khả năng kết nối cho bên thứ 3. Ví dụ, nhà phát triển web muốn ứng dụng của mình tương tác được với người dùng Facebook, điều đầu tiên cần làm là theo quy trình chỉ dẫn của Facebook mà không cần phải gửi e-mail hay gọi
điện thoại trực tiếp (xem thêm trang 88).

GO.vn và Zing Me là 2 nhà MXH tiếp cận theo mô hình tương tự Facebook, các lập trình viên cũng như startup có thể tương tác với cộng động của MXH theo cơ chế giao tiếp API. Thể loại ứng dụng/tiện ích phổ biến trên 2 mạng này phần lớn là trò chơi, giải trí, học tập và giao tiếp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng thì cơ chế tích hợp của 2 MXH này chưa thật đúng “chuẩn”. Về nguyên tắc lập trình ứng dụng trên MXH, chỉ cần MXH Zing Me hay Go.vn cung cấp giao tiếp lập trình (API - Application Programming Interface) là ứng dụng của startup phát triển có thể tương tác được với MXH. Nhưng thực tế, để một tiện ích hay một trò chơi có thể chạy trên 2 MXH này, các lập trình viên của startup sẽ cần một đội hỗ trợ trực tiếp trước khi công bố lên cộng đồng.

Nguyễn Tuấn Minh, Phát triển kinh doanh của Go.vn

“Go.vn sẽ trở thành nền tảng mở, sẵn sàng tích hợp dịch vụ của các đối tác trong và ngoài nước, ưu tiên việc phát triển sản phẩm của người Việt cho người Việt”.

FPT Online tiếp cận mô hình MXH theo cách khác. Ông Đinh Lê Đạt, khẳng định lại: “Banbe.net không tạo ra thêm một MXH mới, Banbe.net là một dịch vụ MXH”. Nói đơn giản hơn, startup không cần phải viết ứng dụng tích hợp vào Banbe.net, startup có ứng dụng độc lập trên website của mình, Banbe.net sẽ giúp ứng dụng đó tương tác với cộng đồng FPT Online sở hữu.

Ngoài ra, các nhà MXH VN đều khẳng định cộng đồng làm thương hiệu/công ty quảng cáo cũng là đối tượng quan trọng của họ và đối tượng này cũng nằm trong chiến lược kinh doanh của các MXH.

Có thể thấy các nhà MXH VN đã có nhiều khát vọng để tạo nên một sức hút mới cho thị trường Internet trong nước phát triển. Và các công ty khởi nghiệp cũng đã có được những bước “dò dẫm” ban đầu ở một thị trường kinh doanh rất mới là kinh doanh, tiếp thị trên MXH.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0