Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/06/2011
CNTT - chìa khóa tránh "bẫy" thu nhập trung bình

Muốn tránh "sập bẫy" thu nhập trung bình thì Việt Nam phải chọn CNTT-TT là mũi nhọn, là hạ tầng của mọi hạ tầng để tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế.

1.jpg 
Hội nghị Lãnh đạo CNTT-TT Việt Nam bàn về cách sử dụng CNTT để thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: X.B

"CNTT-TT trở thành hạ tầng mềm để phát triển kinh tế xã hội" là chủ đề nóng của Hội nghị Lãnh đạo CNTT-TT Việt Nam lần đầu tiên (Vietnam ICT Summit 2011) do Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức hôm nay, 10/6/2011, tại Hà Nội.

Việt Nam đã vượt qua ngưỡng thu nhập thấp khi mức thu nhập trung bình của người dân đã đạt mức 1.100USD/năm. Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy hầu hết các nước sau khi vượt ngưỡng đã bị "sập bẫy" thu nhập trung bình (sau hàng chục năm vẫn không vượt qua nổi "trần thủy tinh" để trở thành quốc gia có thu nhập cao). Việt Nam rất có thể sẽ lặp lại vết xe đổ đó.

Để có thể "tránh bẫy", theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng và Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Kinh tế Việt Nam, Việt Nam nên tận dụng lợi thế đi sau để tạo ra những bước nhảy vọt về công nghệ, từ đó tạo điều kiện cho những bước nhảy vọt về kinh tế.

Trong điều kiện dân số trẻ và tỷ lệ người sử dụng Internet trên toàn quốc đã tăng tới 50%, CNTT-TT đã trở thành hạ tầng mềm, hạ tầng then chốt trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để có thể đạt được sự nhảy vọt về công nghệ nói chung, đặc biệt là hạ tầng mềm CNTT-TT, hiện vẫn còn thiếu nhiều điều kiện đủ, trong đó có 2 vấn đề mấu chốt là thể chế và nhân lực.

Chia sẻ vấn đề thể chế, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ TT&TT) nhắc lại "kỷ niệm" về những ngày 'khai sinh" ra Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị từ 10 năm trước. Theo TS. Mai Liêm Trực, thời kỳ đó, CNTT-TT phát triển hạn chế, nhưng tư duy về chính sách phát triển của lãnh đạo cao cấp có vẻ có sự tin cậy hơn hiện nay. Hiện tại, nhiều "cấp trưởng" chỉ sẵn sàng ủng hộ những người làm CNTT-TT chứ không trực tiếp tham gia phát triển CNTT-TT.

"Tư duy phát triển CNTT-TT trở thành cốt lõi của phát triển kinh tế - xã hội đất nước của cấp lãnh đạo ở nước ta hiện vẫn hơi mờ. Ngay cả Đề án Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng không đủ tầm, mới chỉ đặt mục tiêu trở thành nước mạnh về CNTT-TT, nếu đủ tầm thì phải đặt mục tiêu trở thành nước mạnh bằng CNTT-TT", TS. Trực nhấn mạnh.

Về vấn đề nhân lực, TS Trực cho rằng những người làm CNTT-TT Việt Nam vẫn hơi nặng về kỹ thuật, trong khi CNTT-TT là hạ tầng của hạ tầng, nhẽ ra phải "nói được giọng" của cộng đồng xã hội, của người sử dụng.

Đặc biệt chú trọng tới "câu chuyện nhân lực", ông Trần Đình Thiên bày tỏ sự bức xúc về hiện trạng giáo dục đào tạo của Việt Nam đang đi ngược quy luật của thị trường. Trong khi thị trường chú trọng tới "đầu ra" thì các trường đào tạo ở nước ta lại đang "siết" chất lượng đầu vào và "thả nổi" chất lượng của các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

"Thay đổi thể chế và nhân lực là những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay nếu muốn phát triển được hạ tầng mềm nhằm tạo ra nhảy vọt về kinh tế để tránh bẫy thu nhập trung bình", TS. Trần Đình Thiên nhiều lần nhắc đi nhắc lại đề xuất này.

Hội tụ các lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, Vietnam ICT Summit 2011 đã tập trung trao đổi các vấn đề vĩ mô của ngành CNTT-TT cũng như những xu thế phát triển mới.

Ngoài chủ đề "CNTT-TT trở thành hạ tầng mềm để phát triển kinh tế - xã hội", Hội nghị còn tập trung thảo luận 2 vấn đề vĩ mô khác gồm" Chính sách cho sự phát triển ngành CNTT-TT" và "Phát triển nhân lực cho ngành CNTT-TT".

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0