|
Dù giảm, Việt Nam vẫn ở top 20 nước vi phạm bản quyền phần mềm nhiều nhất thế giới. |
Tuy nhiên, giá trị thương mại của phần mềm vi phạm bản quyền ở Việt Nam (số tiền người sử dụng dành để mua phần mềm vi phạm bản quyền) lại tăng mạnh lên 412 triệu USD, trong khi năm 2009 chỉ là 353 triệu USD, năm 2008 là 257 triệu USD, 2008 – 200 triệu USD, 2007 – 96 triệu USD. Tính chung cả thế giới, năm qua, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã chi tới 95 tỷ USD để mua phần mềm máy tính hợp pháp.
Với tỷ lệ 83%, Việt Nam đã lọt khỏi top 10 các nước vi phạm bản quyền phần mềm nhiều nhất thế giới, song vẫn đang ở vị trí 16, sau các nước: Georgia (93%), Zimbabwe (91%), Bangladesh (90%), Moldova (90%), Yemen (90%), Armenia (89%), Venezuela (88%), Belarus (88%), Lybia (88%), Azerbaijan (88%), Indonesia (87%), Ukraine (86%), Sri Lanka (86%), Iraq (85%), Pakistan (84%).
Riêng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng cuối top 5 gồm các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Srilanka. Tỷ lệ chung của cả khu vực là 60%.
Quay lại năm 2010, sau khi BSA công bố kết quả tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm năm 2009 của Việt Nam, cộng đồng CNTT-TT Việt Nam đã dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ, cho rằng cách tính của BSA chưa khách quan, thiếu chính xác và phủ nhận nỗ lực tuân thủ vi phạm bản quyền của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
Chi tiết báo cáo vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu năm 2010 của BSA có tại đây.
Theo www.ictnews.vn