Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/05/2011
Tại sao VDC không tăng giá cước ADSL?

Dù cùng chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá, giá điện và có kế hoạch nâng cấp băng thông, thế nhưng VDC/VNPT vẫn quyết định giảm giá cước ADSL để đảm bảo quyền lợi khách hàng.

1a.jpg
Việc tăng hay giảm giá cước ADSL phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả tổ chức SXKD của mỗi doanh nghiệp

Viettel vẫn “án binh bất động”

Đầu tháng 3/2011, FPT Telecom đã có thông báo về việc điều chỉnh chính sách của một số gói dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao ADSL. Cụ thể, FPT Telecom sẽ nâng tốc độ truy cập trong nước tối đa lên đến 8Mbps (tuỳ theo gói dịch vụ khách hàng sử dụng) và miễn phí dịch vụ iTV xem trên máy tính. Tuy nhiên, giá cước thuê bao cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm từ 25 nghìn đồng/tháng – 30 nghìn đồng/tháng (tuỳ theo gói dịch vụ).

Nguyên nhân của việc tăng giá cước này, theo ông Phạm Thành Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty FPT Telecom, là do kế hoạch đầu tư nâng cấp băng thông thêm 50 Gbps, (nâng tổng dung lượng ra quốc tế lên đến 100 Gbps) của FPT Telecom trong năm 2011.

Ngoài ra, trong tình hình kinh tế hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, trong đó có FPT Telecom đều chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá và giá điện dẫn đến việc tăng mạnh chi phí đầu vào.

Đến đầu tháng 5, VDC/VNPT đã có sự điều chỉnh các gói cước MegaVNN khi quyết định tăng băng thông lên gói cước cao hơn và giữ nguyên giá cho tất cả khách hàng. Mặc dù trong năm 2011, giống như FPT, VNPT cũng có kế hoạch nâng tổng dung lượng kênh Internet quốc tế từ 83 Gbps lên hơn 150Gbps.

Như vậy, trong số 3 “đại gia” cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Việt Nam hiện nay thì chỉ có Viettel vẫn “án binh bất động”. Trao đổi với phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam, ông Lê Hữu Hiền, Phó Giám đốc Công ty Viettel Telecom cho biết, trước mắt công ty này sẽ không có sự thay đổi đối với các gói cước ADSL cũng như FTTH đang có. Tuy nhiên, có thể Viettel sẽ cho ra một số các gói cước mới phù hợp hơn với người dùng. “Các gói cước mới này sẽ không cao hơn mức giá hiện tại”, ông Hiền cho biết thêm.  

Theo đại diện VDC/VNPT, mặc dù cũng có kế hoạch nâng cấp về băng thông, chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá, giá điện và bản thân FPT Telecom đã phải điều chỉnh tăng giá cước nhưng VDC/VNPT vẫn giữ nguyên mức giá cho khách hàng, bởi vì đơn vị này đã thực hiện việc điều chỉnh, tối ưu các chi phí sản xuất, tối ưu lợi nhuận, doanh thu đồng thời tôn trọng nhu cầu và cùng chia sẻ khó khăn để đem lại lợi ích cho khách hàng.

Mỗi doanh nghiệp có biện pháp riêng, không ai giống ai theo đặc thù hoạt động và qui mô kinh doanh của mình. Do VDC/VNPT có qui mô sản xuất lớn nên đương nhiên giá thành trên đơn vị sản phẩm giảm để từ đó tăng được băng thông nhưng vẫn giữ nguyên được giá cho khách hàng.

“Giúp khách hàng tiết kiệm, qua đó tăng lượng khách hàng và tăng qui mô kinh doanh chính là doanh nghiệp tự giúp mình tối ưu sản xuất và tăng trưởng”, đại diện VDC/VNPT khẳng định.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, việc tăng hay giảm giá cước ADSL của các ISP phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để vẫn đảm bảo được lợi nhuận.

Bên cạnh đó, mức giá ADSL đã gần sát ngưỡng giá thành nên nếu giảm cũng chỉ giảm một chút so với hiện nay và phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát để giảm chi phí của doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo của một ISP lâu năm ở Việt Nam, VDC có thể tăng băng thông ADSL (thực chất có thể coi là một hình thức giảm giá) cho khách hàng vì họ ít chịu ảnh hưởng bởi việc hạ ngầm. Hạ tầng của VDC/VNPT được xây dựng rất bài bản và được quy hoạch hạ ngầm lâu dài, cho nên đơn vị này kiểm soát được chi phí ảnh hưởng hạ ngầm.

Nhưng với FPT Telecom, do làm theo kiểu “hớt váng”, thiếu chuyên nghiệp hơn trong việc xây dựng hạ tầng, vì thế khi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có chính sách hạ ngầm, FPT Telecom đã chịu thiệt hại lớn vì chi phí hạ ngầm cáp đồng cực kỳ tốn kém.

Dự kiến trong năm 2011, thành phố Hà Nội sẽ tập trung triển khai thực hiện hạ ngầm và sắp xếp đường dây, cáp đi nổi tại 16 tuyến phố. Nếu phải hạ ngầm từng ấy tuyến phố nữa thì chi phí giữ nguyên lượng khách hàng ADSL hiện có cần một số tiền khủng khiếp đối với FPT Telecom, nhất là khi các ISP hiện nay đều đang chuyển hướng phát triển sang FTTx. “Có thể đó là một trong những lý do chính buộc FPT Telecom phải tăng giá cước ADSL để đảm bảo được lợi nhuận doanh nghiệp mình và không phải bù chéo từ mảng khác của FPT sang”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

Năm 2010, 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam hiện nay đều có sự điều chỉnh về băng thông và giữ nguyên giá các gói cước ADSL. Cụ thể, Viettel và VDC đều tăng băng thông cho tất cả các gói cước cho khách hàng còn FPT Telecom chỉ điều chỉnh nâng băng thông gói MegaYou Flat từ 4 Mbps lên 6 Mbps cho gần 2.000 khách hàng (có thời gian thuê bao từ 1 năm trở lên với lưu lượng sử dụng hàng tháng lên 3 GB và được lựa chọn ngẫu nhiên) tại Hà Nội, TP. HCM.

Theo www.ictnews.vn

d1.jpg
(Ảnh minh họa)

VDC nói gì ?

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0