Chủ nhật, 28/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/05/2011
Android thắng lớn trong Quý I/2011

Lượng smartphone bán ra trên toàn cầu trong Quý 1 năm nay tăng 85% so với quý 1/2010, trong đó Android có sức tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ, từ 9,6% lên tới 36%, bỏ xa tất cả các đối thủ khác.

Theo một báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Gartner dựa trên doanh số điện thoại di động bán ra cho người tiêu dùng, Android đã trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên điện thoại di động trong quý 1, iOS của Apple cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong vòng 3 tháng đầu năm nay, doanh số điện thoại di động bán ra toàn cầu đạt 427,8 triệu chiếc, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, điện thoại thông minh (smartphone) tăng gần gấp đôi quý 1 năm 2010, đạt tới 100,8 triệu chiếc, chiếm tỷ trọng 23,6% trong doanh số chung của mảng điện thoại di động, và tỷ lệ tăng lên tới 85%.

Android có sức tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ, chỉ trong vòng 1 năm, thị phần của nó tăng từ 9,6% lên tới 36%, bỏ xa tất cả các đối thủ khác. Số lượng điện thoại thông minh cài Android bán ra là 36,3 triệu chiếc so với 27,6 triệu chiếc chạy Symbian. Trong khi đó, thị phần Symbian giảm từ 44,2% xuống còn 27,4%. Doanh số smartphones nhìn chung đều tăng nhưng không có hệ điều hành nào bắt kịp được với "hiện tượng" Android.

Theo
báo cáo này của Gartner, lượng điện thoại bán đến tay người của Apple đứng ở vị trí thứ 4, "chỉ" bán được 16,9 triệu chiếc iPhone trên toàn cầu, nhưng cũng đã tăng hơn 2 lần so với doanh số năm trước. Doanh thu ấn tượng này đã giúp cho thị phần của Apple nhảy từ 2,3% lên 3,9%.

Xếp ngay sau Apple là RIM (Research In Motion), hãng bán được 4 triệu chiếc so với 2,4 triệu cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh số của RIM tăng từ 10,8 triệu chiếc lên 13 triệu, nhưng thị phần của hãng vẫn giẫm chân tại 3%.

Hai đối tác mới liên minh với nhau là Nokia và Microsoft đều đang phải vật lộn với khó khăn của riêng mình. Nokia vẫn là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với 107,6 triệu sản phẩm bán ra, nhưng thị phần đã giảm từ 30,6% xuống còn 25,1%, mức thấp nhất kể từ năm 1997. Cuối năm 2010, Windows Phone 7 cùng các điện thoại dùng hệ điều hành này ra mắt nhưng không mấy thu hút được người dùng (và các nhà mạng cũng đang tập trung vào các sản phẩm Android) nên doanh số chỉ ở mức khiêm tốn 1,6 triệu chiếc.

Nokia vẫn chưa công bố thời gian ra mắt những chiếc smartphone nền Windows, có vẻ mọi thứ sẽ không được tiết lộ cho đến khi loạt sản phẩm đầu tiên có thể xuất xưởng. Nhưng dưới áp lực
phải có hàng ra mắt trong năm nay nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường, chủ tịch Nokia, ông Stephen Elop nói hãng sẽ công bố thời gian giao hàng cùng thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý I.

Bà Carolina Milanesi, phó chủ tịch của Gartner cho rằng về chiến lược lâu dài, Windows Phones sẽ là động lực mạnh mẽ giúp Nokia chiếm lại thị trường, nhưng Nokia phải làm cho người dùng không bị ám ảnh bởi khái niệm điện thoại chạy hệ điều hành Windows, vốn gắn liền với các từ gây ấn tượng tiêu cực như lạc hậu và già nua.
 
Bản đồ hệ điều hành di động phổ biến nhất tại các nước (Nguồn: browserank.com)

Samsung vãn giữ vị trí nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy lượng sản phẩm bán ra tăng từ 64,9 triệu chiếc lên 68,8 triệu chiếc, thị phần cua Samsung vẫn giảm đi 2%, còn 16,1%. Với dòng sản phẩm cao cấp như Samsung Galaxy S II cùng sự gia tăng các sản phẩm điện thoại 2 SIM và màn hình cảm ứng vốn đang có nhu cầu này càng cao, tốc độ tăng doanh số của hãng được dự đoán sẽ rất khả quan.

Ở vị trí thứ 3, LG Electronic có vẻ đang gặp khó khi cả thị phần và doanh số đều giảm. Hãng bán ra 24 triệu chiếc và có thị phần 5,6%, so với 27,2 triệu chiếc và 7,6% thị phần cùng kỳ năm ngoái.

ZTE và HTC lần lượt xếp thứ 6 và thứ 7 trong báo cáo, đều đạt doanh số quý I rất khả quan. ZTE bán được 9,8 triệu điện thoại trong ba tháng đầu năm và tăng thị phần từ 1,7% lên 2,3%. HTC còn có một quý I ấn tượng hơn với doanh số đột phá từ 3,4 triệu chiếc năm 2010 lên tới 9,3 triệu chiếc trong năm 2011.

Phân khúc điện thoại cao cấp giúp HTC thâm nhập vào thị trường Mỹ rất tốt, trong quý I năm nay. Hãng đã vượt qua RIM trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 trong khu vực. Thị phần toàn cầu của HTC cũng tăng từ 0,9% lên 2,2%.

Hai ông lớn một thời của ngành là Motorola và Sony Ericsson cam chịu xếp sau HTC ở các vị trí thứ 8 và thứ 9. Doanh số Motorola từ 9,6 triệu chiếc năm ngoái giảm xuống còn 8,8 triệu năm nay, tương ứng vớ thị phần giảm từ 2,7% xuống 2,1%. Sony Ericsson giảm tới hơn 2 triệu chiếc so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 7,9 triệu chiếc, và thị phần của hãng chỉ còn 1,9%.

Xếp chót trong Top 10 là Huawei, bán ra 7 triệu chiếc so với 5,2 triệu chiếc năm ngoái, thị phần tăng thêm 0,1% lên mức 1,6%.
  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0