Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/05/2011
Phần mềm nguồn mở trở nên phổ biến trong doanh nghiệp

Rõ ràng là các doanh nghiệp khắp nơi ngày càng quan tâm đến những lợi ích của phần mềm nguồn mở. Những dữ liệu sau đây minh chứng điều đó.

Tại Hội nghị Kinh doanh Nguồn mở OSBC (Open Source Business Conference) do Computerworld tài trợ ở San Francisco (Mỹ), hãng North Bridge Venture Partners hôm 16/5/2011 đã công bố kết quả của “Khảo sát về Tương lai Nguồn mở” (Future of Open Source Survey) hàng năm của hãng này.

Hiện tại ở năm thứ 5, kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy nguồn mở hiện giờ được hoàn toàn đón nhận ở các tổ chức trong cả khu vực nhà nước lẫn tư nhân, và người dùng ngày càng tin tưởng nhiều vào các công nghệ mở loại này, theo North Bridge.

Nguồn mở đã trở thành xu hướng chủ đạo

Michael Skok, quản lý của North Bridge cho biết, khi hãng bắt đầu khảo sát cách đây 5 năm, nguồn mở hãy còn trong giai đoạn trứng nước và tương lai của nguồn mở có hứa hẹn nhưng chưa xác định được. Từ đó, nghiên cứu đã có những số liệu cho thấy mức tăng trưởng vững chắc của nguồn mở.

Ông Skok cho biết thêm rằng, kết quả của khảo sát năm nay rõ ràng cho thấy nguồn mở đã trở thành xu hướng chủ đạo, không chỉ trong cộng đồng các hãng cung cấp mà còn trong các cơ quan khách hàng thuộc mọi tầm cỡ.

Ông cho biết, dựa vào những gì thấy được từ đầu tư của hãng, có thể nói đã có sự tăng trưởng mới xuất phát từ lợi ích vốn có của nguồn mở như các sáng kiến của cộng đồng, và từ các thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng như điện toán đám mây và điện toán di động.

Cộng tác viên công nghiệp

Được thực hiện kết hợp với Tập đoàn 451, tham gia vào cuộc khảo sát 2011 của North Bridge có hơn 20 cộng tác viên công nghiệp – trong đó có Red Hat, Cloudera, Acquia và JPMorgan Chase – và đã thăm dò ý kiến của nhiều loại thành viên của cộng đồng nguồn mở về các vấn đề chủ yếu, cơ hội và kỳ vọng cho ngành công nghiệp nguồn mở cho năm 2011 trở về sau.

Có hơn 450 người tham gia trả lời, gồm các đại diện từ cả cộng đồng các hãng cung cấp lẫn các cộng đồng khác.

Cuộc khảo sát đã thu thập ý kiến về một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến triển vọng của phần mềm nguồn mở OSS (Open Source Software), gồm ảnh hưởng kinh tế đối với OSS, các động cơ và rào cản chính đối với việc chấp nhận OSS, và ý kiến đề nghị cho việc xây dựng và duy trì một mô hình kinh doanh OSS có lợi nhuận.

Ưu thế trong vòng 5 năm

Với sự tham gia của người dùng cuối đông đảo hơn bao giờ hết, những phát hiện của cuộc khảo sát cho thấy rằng phần mềm nguồn mở đang dần chiếm ưu thế trong doanh nghiệp. Quả thật, theo North Bridge, không chỉ mọi cấp trong giới quản lý CNTT đều tham gia, từ các nhà phát triển đến các nhân viên điều hành cấp C, mà còn – lần đầu tiên trong lịch sử của cuộc khảo sát – người dùng cuối chiếm 60% số người tham gia trả lời.

Đáng chú ý nhất trong kết quả khảo sát là 56% người trả lời đều tin rằng, hơn một nửa số phần mềm được mua trong vòng 5 năm tới sẽ là nguồn mở.

Trong khi đó, người dùng doanh nghiệp các phần mềm nguồn mở hiện hữu hiện giờ đang tập trung vào các vấn đề công nghệ chủ đạo như tính ưu việt về vận hành cải tiến trong các lĩnh vực gồm hỗ trợ, quản lý sản phẩm, tính năng đặc trưng và hoàn vốn đầu tư. Trái lại, trong các năm trước, người ta quan tâm nhiều hơn về các vấn đề pháp lý như bản quyền và sự phù hợp với chính sách nội địa.

Giá cả không phải là trên hết

Tình trạng kinh tế xáo động vẫn còn khả quan cho phần mềm nguồn mở, 95% những người trả lời đều đồng ý rằng, giá cả miễn phí không phải là đặc điểm hàng đầu của phần mềm nguồn mở. Khảo sát của Linux Foundation trước đó một thời gian cũng cho kết quả tương tự.

Dĩ nhiên, trong năm đầu tiên, đặc điểm khiến các phần mềm như thế hấp dẫn hơn là nó không tùy thuộc vào một hãng cung cấp duy nhất.

Theo báo cáo của North Bridge, các lĩnh vực thúc đẩy nguồn mở tăng trưởng là SaaS (Software as a Service - phần mềm như một dịch vụ), đám mây và di động. Trong năm 2010, có hơn 3.800 dự án di động nguồn mở mới, gấp đôi số dự án trong năm 2009. Trong khi đó, hiện nay có hơn 470 dự án nguồn mở nhắm vào lĩnh vực điện toán đám mây.

Lợi ích phong phú và đa dạng

Nghiên cứu của Tập đoàn 451 trước đây đã cho thấy rằng lợi ích của phần mềm nguồn mở rất phong phú và đa dạng, và “Khảo sát về Tương lai Nguồn mở” cho thấy rõ có nhiều nhân tố đang thúc đẩy người ta ngày càng chấp nhận phần mềm nguồn mở, gồm tính năng không tùy thuộc vào một hãng cung cấp duy nhất, linh hoạt hơn nhiều và giá cả thấp hơn, theo Matt Aslett, nhà phân tích cấp cao của Tập đoàn 451.

Thật vậy, trong khi các chính phủ và các cơ quan trên khắp thế giới đang ngày càng minh bạch, càng có trách nhiệm và càng toàn diện, phần mềm nguồn mở rõ ràng là đang trở thành tiêu chuẩn mới cho các doanh nghiệp.

Theo www.pcworld.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0