Thứ sáu, 29/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/05/2011
Huawei kiện ZTE: “Quyền sở hữu trí tuệ là lợi ích cốt lõi”

Vụ việc hãng công nghệ viễn thông hàng đầu Trung Quốc là Huawei Technologies khởi kiện ZTE Corp vì đã vi phạm bản quyền phát minh, sáng chế của Huawei Technologies đối với công nghệ di động thế hệ thứ 4 (4G) tại châu Âu cho thấy, quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề cốt lõi trong cạnh tranh và phát triển của các hãng công nghệ.

1a.jpg
Huawei và ZTE (Ảnh minh họa)

Đối với một doanh nghiệp công nghệ cao, sở hữu trí tuệ nên được bảo vệ như là tài sản cốt lõi nhất, có giá trị nhất của doanh nghiệp. Khi quyền sáng chế bị xâm phạm, cần phải tích cực bảo vệ, bởi vì mỗi sáng chế đều được tạo ra từ những nỗ lực không mệt mỏi của toàn bộ nhân viên cùng với chi phí kếch xù của công ty.

Không chỉ riêng với Huawei và ZTE, khi các doanh nghiệp công nghệ cao sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba cũng nên giữ sự tôn trọng tối đa, đồng thời phải thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc hoạt động thương mại có liên quan. Chẳng hạn như: tích cực đàm phán với các công ty trong ngành và người đang giữ quyền sở hữu trí tuệ về việc cho phép triển khai quyền sở hữu trí tuệ, ký kết thỏa thuận cấp phép chéo.

Đối với các doanh nghiệp công nghệ cao đã hoặc sắp bước lên trường quốc tế, họ cần phải chủ động thực hiện theo thông lệ quốc tế và các quy tắc của trò chơi, như vậy mới có thể thích ứng với cạnh tranh toàn cầu, trở thành lực lượng tích cực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lành mạnh, từ đó tăng trưởng và thu được nguồn lợi.

Quan trọng hơn cả, doanh nghiệp phải chú trọng và bảo vệ các sáng chế mà mình có quyền sở hữu trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự chủ động sáng tạo và phát triển bền vững của ngành công nghệ cao quốc gia.

Huawei hàng năm đều đầu tư 10% doanh số vào R&D (nghiên cứu & phát triển), điều này cho thấy Huawei rất chú trọng vào các phát minh và ý tưởng mới.

Vào đầu tháng 4, Ericsson cũng đã khởi kiện ZTE về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam hiện đang ở vào giai đoạn phát triển ban đầu của ngành công nghệ cao, tất cả các doanh nghiệp và cơ quan quản lý quốc gia nên học hỏi những kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc tranh chấp bản quyền sáng chế trong lĩnh vực này.

Việc Huawei khởi kiện ZTE cho thấy, doanh nghiệp kinh doanh công nghệ cao, ngoài những yếu tố liên quan đến lợi nhuận doanh nghiệp và cạnh tranh thị phần, quyền sở hữu trí tuệ phải là lợi ích cốt lõi cần được xem trọng và bảo vệ hơn.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0