Chủ nhật, 19/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/05/2011
7.500 máy tính VN nhiễm virus "chuyển phát nhanh"

Bkav cho biết có sự gia tăng đột biến lượng thư rác mạo danh các hãng chuyển phát nhanh nổi tiếng thế giới như DHL và Post Express gửi tới người dùng e-mail ở Việt Nam trong tháng 4 vừa qua.

3.jpg

Theo công ty an ninh mạng Bkav, các e-mail mạo danh các hãng chuyển phát nhanh thường có nội dung: “Bưu kiện đã được gửi đến nhà bạn, sau 3 ngày bạn sẽ nhận được. Thông tin và mã số biên nhận xem ở file đính kèm”.   

1.jpg

Email mạo danh DHL để phát tán mã độc.

Theo các chuyên gia của Bkav, giải nén file đính kèm theo các thư điện tử này, người dùng thấy xuất hiện các file văn bản .doc hoặc file .pdf. Thực chất đây chính là những mã độc ẩn dưới biểu tượng (icon) file .doc hoặc .pdf. 

2.jpg
Nhìn những biểu tượng file này khó có thể nhận ra đó là mã độc.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D) cho biết: “Hầu hết máy tính để chế độ mặc định không hiển thị đuôi file, hơn nữa icon của file lại là những file văn bản thông thường, do đó người sử dụng rất dễ bị mắc lừa”.

Thống kê mới nhất của Bkav cho thấy đã có 7.500 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus “chuyển phát nhanh” này. Khi được kích hoạt, virus sẽ kiểm soát máy tính, đe dọa tống tiền hoặc biến máy tính bị nhiễm trở thành công cụ gửi spam đến các máy tính khác.

Bkav khuyến cáo người dùng máy tính nên thiết lập chế độ hiển thị đuôi file nhằm dễ phân biệt các file chứa mã độc, tốt nhất nên cài phần mềm diệt virus có bản quyền.

Windows 7 vẫn có thể bị tấn công

Kể từ khi ra mắt, Windows 7 đã thể hiện được khả năng vượt trội về mức độ an ninh so với “người anh em” Windows XP. Microsoft đã đưa vào hệ điều hành này các công nghệ an ninh để tăng cường khả năng bảo vệ. Chính vì vậy, tuy trong giới công nghệ đã có thông tin Windows 7 cũng có thể bị khai thác lỗ hổng, nhưng đến nay chưa có nhiều thử nghiệm kiểm chứng vấn đề này.

Gần đây, các chuyên gia của Bkav đã tiến hành các thử nghiệm thực tế và khẳng định hacker có thể tấn công vào Windows 7, khai thác lỗ hổng, chiếm quyền điều khiển hệ thống. Như vậy, nguy cơ an ninh vẫn tồn tại một cách rõ ràng.

“Dù Windows 7 an toàn hơn Windows XP, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về an ninh, như: không chạy các phần mềm không rõ nguồn gốc; không vào các trang web lạ... Máy tính của bạn có an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của chính bạn. Công nghệ hay hệ điều hành không thể hoàn toàn thay thế con người”, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng của Bkav phân tích.

Các chuyên gia Bkav cũng khuyến cáo, người sử dụng cần thường xuyên cập nhật các bản vá của hệ điều hành cũng như các phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy và tốt nhất là sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền.

Theo thống kê của Bkav, có ít nhất 182 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập trong tháng 4, trong đó có 6 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước và 176 trường hợp do hacker nước ngoài.

Trong tháng 4, Bkav đã phát hiện 3.324 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 5.871.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.AutoRunUSB.Worm đã lây nhiễm trên 310.000 lượt máy tính.

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0