Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 13/12/2006
Máy tính Việt Nam sẽ tăng giá do chi phí phần mềm

Đại diện doanh nghiệp trao đổi với báo giới. Ảnh: H.T.
Đại diện doanh nghiệp trao đổi về thị trường máy tính Việt Nam trong hội nhập WTO. Ảnh: H.T.

Trao đổi với báo giới chiều 11/12, đại diện Intel và các nhà lắp ráp Việt Nam đều cho rằng, việc sản xuất PC ít bị ảnh hưởng bởi việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, người sử dụng sẽ phải chi nhiều hơn, vì không được dùng phần mềm 'chui' như trước.

Theo ông Thân Trọng Phúc, Tổng giám đốc Intel Việt Nam, hiện linh kiện máy tính Việt Nam hầu hết phải nhập ngoại và giá cả tùy thuộc vào nhà cung cấp. Mức giá này tất nhiên không liên quan đến việc Việt Nam gia nhập thị trường chung quốc tế, mà chỉ dao động do công nghệ thay đổi. "Intel chắc chắn không có lộ trình giảm giá. Tuy nhiên, khi công nghệ mới đưa ra thì giá công nghệ cũ sẽ giảm. Thông thường, từ 12 đến 18 tháng chúng tôi sẽ đưa ra công nghệ thay thế", ông Phúc nói.

Đại diện các đơn vị lắp ráp máy tính trong nước cũng cho rằng, máy tính không thể giảm giá vì cách đây 3-4 năm, thuế linh kiện đã được tính ở mức tương đương với mức mà lộ trình giảm thuế đưa ra trong 5 năm tới (0-5%). Thuế nhập khẩu của bộ vi xử lý là 0% và mainboard là 5%. Hơn thế nữa, người tiêu dùng sẽ phải trả tiền sử dụng cho các phần mềm xưa nay vẫn dùng "chùa", nhất là phần mềm của Microsoft. Giá những phần mềm này khoảng 200 USD trở lên, và nhiều khi còn cao hơn giá cả bộ PC.

"Thời gian qua, các công ty lắp ráp máy tính Việt Nam chỉ bán sản phẩm với lợi nhuận tối thiểu. Sau 1/1/2007, các đơn vị mua và bán nghiêm túc sẽ phải nâng giá vì chi phí cho phần mềm. Và bán phần mềm thì mới thực sự có lãi", ông Phạm Thiện Nghệ, Giám đốc Công ty Khai Trí, phân tích.

Ông Hoàng Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Nguyễn Hoàng, bổ sung rằng, chi phí để trang bị một bộ máy tính có thể tăng 10-15%, vì đơn vị sử dụng sẽ phải đầu tư thêm cho các phần mềm kế toán, nhân sự, quản lý...

Tuy nhiên, cũng theo ông Việt, giá máy không giảm theo cách thông thường nhưng có thể dao động qua giá trị cộng thêm: nhà cung cấp liên kết với các tổ chức từ thiện hoặc những tập đoàn, doanh nghiệp lớn để có mức chi phí ưu đãi nhất...

Còn theo ông Lê Thanh Hùng, Công ty T&H, các đơn vị lắp ráp PC Việt Nam ít nhiều có thể hưởng mức giá ưu tiên nếu mua linh kiện máy tính số lượng lớn. Thay bằng liên hệ riêng lẻ với nhà cung cấp như hiện nay, doanh nghiệp trong nước nên hợp tác với nhau.

Phó giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông TP HCM Hoàng Lê Minh, nhìn nhận, khi gia nhập WTO, Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ những quy định chung về sở hữu trí tuệ, và việc người sử dụng trả tiền phần mềm là tất yếu. Do vậy, chi phí sử dụng máy tính sẽ tăng lên. Phần mềm là dịch vụ, thị trường sẽ chấp nhận giá máy cộng thêm như vậy.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0