Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/04/2011
Bát nháo trang thông tin điện tử

Tháng 6.2009, sau khi website Sieunhanh.vn bị dừng hoạt động, một tờ báo điện tử thuộc Bộ TTTT đã có bài viết đặt vấn đề “Còn bao nhiêu báo điện tử “chui”?, trong đó liệt kê ra hàng loạt trường hợp trang thông tin điện tử với đội ngũ phóng viên, biên tập và biên dịch tự viết và đăng tin bài lên như là báo điện tử. Đến nay, tình trạng này càng phát triển bát nháo.  

Những chuyện giật gân cùng những bức ảnh theo xu hướng "gợi cảm" được nhiều trang tin điện tử liên tục cập nhật (ảnh chụp giao diện trang chủ và các trang bài của một số trang tin điện tử ngày 31.3).

Phóng viên... chui

Trường hợp từng có người tham dự các cuộc họp báo xưng là “phóng viên của trang tin 24h” không còn mới. Và bây giờ, trang thông tin điện tử (TTTĐT) này vẫn tiếp tục sản xuất tin bài như những tờ báo điện tử được chính thức cấp phép. Nhan nhản những “bài báo” như thế mỗi khi lên trang này, và được cập nhật rất đều mỗi ngày. Như ngày 31.3.2011 có những bài: “Katy Perry có vòng 1 “ngọt” nhất Hollywood?”; “Tìm gái tuổi ô mai ở Acapulco”...

Những người hay theo dõi thông tin chứng khoán lên trang Cafef.vn, thấy bên cạnh các tin bài trích dẫn từ các báo, cũng thường xuyên đọc được các tin bài của những “phóng viên nhà” như (xin viết tắt) T.P, K.L, T.S v.v... Đây là một trang được cho là kiếm ăn tốt  bằng việc đăng quảng cáo banner, đăng các tin, bài PR cho DN cùng với “người anh em” kenh14.vn.

Kenh14.vn nằng nặc chữ nghĩa cho teen đã từng bị công luận phê phán về việc đăng tải các loại thông tin phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Và để giật gân câu khách tăng lượt truy cập, tạo lợi thế thu hút kinh doanh quảng cáo, trang này cũng thường xuyên xoáy sâu vào các đề tài đầy nhạy cảm đối với teen là mảng tình dục - giới tính, như: “Sau “tự sướng”, thứ nước nhơn nhớt là gì?”; “Suýt nhiễm trùng “cô bé” vì chiếc quần lót da”... Hay như trang Bongda.com.vn, rất nhiều bài viết do đội ngũ phóng-biên tập-biên dịch viên của “bổn báo” này dịch, viết rồi đăng lên.

Từ lâu trong mắt độc giả, Bongda.com.vn đã nghiễm nhiên trở thành một tờ báo điện tử, thậm chí không ít độc giả còn lầm tưởng rằng đây là phiên bản điện tử của Báo Bóng Đá thuộc Liên đoàn Bóng đá VN. “ký sinh” theo trang này còn có trang Tinthethao.com.vn hút người xem bằng các ảnh nóng bốc lửa của “chân dài”. Cả hai trang về bóng đá này, còn nhấn thêm một bước là quảng cáo trang chuyên về cá cược thể thao “m88.com” và “12bet.com” là hành vi quảng cáo bị cấm tại VN. 

Từ mạng xã hội YuMe biến tướng sang
Từ mạng xã hội YuMe biến tướng sang "mạng thông tin blog YuMe", thực chất nhằm thúc đẩy sản xuất những bài báo có tính phân tích, bình luận để đăng tải.

“Báo điện tử chui” đã trở thành một thứ quyền lực

Nhân viên của một Cty về game online cho biết, DN này thường phải chi trả tiền để được đăng tải các tin về game trên trang Gamek.vn (gần đây đổi tên miền thành Genk.vn). Trên thực tế, trong một vài cuộc tiệc cuối năm, các “phóng viên” của những trang tin game này cũng được mời tham dự.

Nhân viên trên thổ lộ: “Phải duy trì quan hệ để sau này còn nhờ đăng tin giúp”. Tuy nhiên, trên thực tế cũng chẳng thể có chuyện nhờ vả vô tư được, mà chủ yếu là cách làm việc “tiền trao cháo múc”, trừ trường hợp đó là “trang tin nhà”, như trang GameGate của Cty CP trực tuyến FPT (FPT Online), thì mới đăng tin miễn phí cho các game online của Cty này đang kinh doanh.

Một nhân viên Cty truyền thông tại TPHCM cho biết: “Trước đây em lên diễn đàn webtretho thảo luận một vấn đề nào đó, thậm chí được bàn sâu, chia sẻ với nhau về một sản phẩm. Nhưng bây giờ, bàn sâu như thế là họ xóa, nếu muốn được cho tiếp tục thảo luận thì phải chi ra mười triệu đồng”. Ai cũng biết, đó là phản ứng nhằm chống xu hướng lợi dụng diễn đàn để quảng cáo, PR trá hình cho các sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên qua đó cũng cho thấy, những trang  “báo điện tử chui” đã trở thành một thứ quyền lực, trước hết là nhắm vào mục đích kinh doanh, lợi nhuận.

Theo khoản 13, điều 3 Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ, “TTTĐT tổng hợp là TTTĐT... cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc từ các TTTĐT của các cơ quan Đảng và Nhà nước”.

Chiếu theo quy định này, hiện có vô số kể những TTTĐT tổng hợp của các DN đã xé rào, tự sản xuất tin bài đăng tải với xu hướng đi sâu vào thông tin lá cải, giật gân câu khách. Dù không được cấp phép là báo điện tử, thế nhưng trên thực tế những TTTĐT đó đã trở thành một dạng báo chí tư nhân nhan nhản trên thị trường VN hiện nay.

Theo www.laodong.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0