Thứ ba, 26/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/03/2011
Ngày CNTT Việt Nam: Nên lấy ngày nào?

1a.jpg

Vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược về chọn Ngày Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam, song phần lớn cho rằng nên lấy ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển CNTT Việt Nam.

Hai nhóm lựa chọn cho Ngày CNTT Việt Nam

Ngày 29/3/2011, Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với Hội đồng tư vấn Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT để lấy ý kiến đóng góp lựa chọn ngày làm Ngày CNTT Việt Nam.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp CNTT (Bộ TT&TT) cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT giao Bộ TT&TT nghiên cứu, tổng hợp và đề xuất để Chính phủ phê duyệt Ngày CNTT Việt Nam, đến nay đã có nhiều ý kiến đề xuất mốc thời gian cho ngày này. Trong đó các ý kiến chia thành hai nhóm theo hướng lấy ngày thành lập một số cơ quan đơn vị CNTT và ngày ban hành các văn bản của Nhà nước nhằm thúc đẩy ngành CNTT.   

Theo quan điểm của Vụ Công nghiệp CNTT, có 2 mốc thời gian đáng chú ý hơn cả. Một là ngày 24/5/1968: Thành lập Phòng toán học tính toán (Phòng máy tính) trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (tiền thân của Viện CNTT sau này). Đây là cơ quan đầu tiên của nhà nước Việt Nam đưa vào sử dụng máy tính điện tử để giải quyết các bài toán liên quan tới sự phát triển kinh tế, sản xuất và phục vụ chiến đấu. Phòng này có nhiệm vụ giải những bài toán do thực tế sản xuất và chiến đấu đề ra, có khối lượng tính toán lớn, cần tính trên máy tính điện tử; bảo quản, phân phối việc sử dụng máy tính điện tử và các phương tiện tính toán khác; chuẩn bị cơ sở vật chất và cán bộ để xây dựng trung tâm tính toán, đào tạo cán bộ cho ngành máy tính; tổ chức việc quản lý khai thác, bảo hành Máy tính điện tử Minsk-22 do Liên Xô tài trợ cho Việt Nam. Hai là lấy ngày 4/8/1993: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP về phát triển CNTT ở Việt Nam. Nghị quyết khẳng định quan điểm, mục tiêu và nội dung phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000 và đề ra các biện pháp lớn để thực hiện chủ trương quan trọng này. Với tinh thần của Nghị quyết này, lần đầu tiên ngành công nghiệp CNTT được coi là ngành kinh tế kỹ thuật của đất nước. Đây còn là căn cứ để Chính phủ phê duyệt và ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Quyết định 211/TTg ngày 7/4/1995 về Chương trình quốc gia về CNTT, Quyết định 54/1998/QĐ-TTg ngày 3/3/1998 về việc ban hành quy chế quản lý và điều hành các chương trình kỹ thuật-kinh tế: CNTT, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và Công nghệ tự động hóa… góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng.

1a.jpg

Trưng cầu ý kiến

Phát biểu tại buổi họp này, ông Vũ Đức Thi, nguyên Viện trưởng Viện CNTT cho rằng với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” thì nên lấy ngày 24/5/1968 là hợp lý. Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng lên tiếng đồng tình với mốc thời gian này.

Tuy nhiên, Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Phạm Thế Long cho rằng có thể chọn 2 ngày làm ngày CNTT Việt Nam. Thứ nhất, nên lấy ngày thành lập Hội Tin học Việt Nam (17/12/1988) vì đây là ngày cho tất cả những người làm CNTT của Việt Nam giống như ngày 20/11 giành cho tất cả các thầy cô giáo. Ngày thứ hai có thể lựa chọn làm Ngày CNTT Việt Nam là ngày 4/8/1993 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP vì nó đánh dấu bước chuyển rõ nét của Chính phủ đối với lĩnh vực CNTT. Đồng tình với quan điểm thứ nhất của ông Phạm Thế Long, ông Phùng Văn Ổn, Giám đốc Trung tâm Tin học Văn phòng Chính phủ đưa ra một lựa chọn duy nhất là nên lấy ngày thành lập Hội Tin học làm Ngày CNTT Việt Nam. Thế nhưng, ông Phí Văn Thuận, Vụ KHCN của Bộ Y tế lại đồng tình với đề xuất thứ 2 là lấy ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP bởi nó thể hiện quyết tâm của Chính phủ về phát triển CNTT. Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách của Vinasa cũng cho rằng nên lấy mốc thời gian gần đây để thể hiện sức trẻ trung và có nhiều khát vọng. Trong rất nhiều mốc thời gian và sự kiện để lựa chọn thì nên lấy ngày 4/8/1993-ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP làm Ngày CNTT Việt Nam.

Trước nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này, Bộ TT&TT đã phát phiếu thăm dò ý kiến của tất cả các thành viên Hội đồng tư vấn Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT. Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy có quá nửa số thành viên chọn ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP (4/8/1993) làm Ngày CNTT Việt Nam. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các hội, hiệp hội về lựa chọn Ngày CNTT Việt Nam. Sau đó Bộ TT&TT sẽ có báo cáo Chính phủ phê duyệt Ngày CNTT Việt Nam.

"BBT VAIP: sau khi tổng kết phiếu trưng cầu ý kiến tại phiên họp của Hội đồng tư vấn, kết quả tập trung cho 2 lựa chọn Ngày CNTT Việt Nam:  14 phiếu ủng hộ ngày ký Quyết định 49 CP, tiếp theo 9 phiếu đề cử ngày thành lập Hội Tin học Việt Nam 17-12"

Theo www.ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0