Thứ ba, 30/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/12/2006
Thanh toán trực tuyến chưa được chào đón ở Việt Nam

Thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở chiếc thẻ ATM.

 

Tiện ích thấy rõ

Theo Bộ Thương mại, hiện có khoảng 2,5 triệu thẻ thanh toán đang lưu hành tại Việt Nam; bên cạnh 20 ngân hàng phát hành thẻ và số điểm chấp nhận thẻ là 14.000 điểm. Tốc độ phát triển nhanh trong một thời gian ngắn của thị trường thẻ tại Việt Nam kèm theo sự phổ cập ngày càng rộng rãi của mạng Internet dự kiến sẽ góp phần làm giảm tối đa lượng tiền mặt trong lưu thông và đem lại những lợi ích to lớn của doanh nghiệp và khách hàng.

Ông Trần Phương Bình - Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á (EAB) cho biết, thanh toán trực tuyến sẽ giúp cả người mua và người bán. Người bán sẽ cắt giảm được chi phí thông qua các công đoạn được số hoá, kiểm soát hiệu quả mọi giao dịch còn người mua có thể thanh toán nhanh, gọn và an toàn.

Ông Bình cho rằng, hàng ngày có một lượng khổng lồ những giao dịch nhỏ được thực hiện, cơ quan quản lý thuế sẽ khó lòng thống kê một cách chính xác mỗi ngày có bao nhiêu bát phở, bao nhiêu ly cà phê, bao nhiêu lượt khách gửi xe... Với những tiện ích của “ví điện tiện tử”, những giao dịch nhỏ lẻ sẽ được kiểm soát hiệu quả và giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông.

Giải pháp thanh toán bằng “tiền điện tử” thông qua điện thoại di động (Mobile ATM) cũng được coi là một phương thức thanh toán hiệu quả của thương mại điện tử. Theo nhận định của Công ty TNHH eMobile Việt Nam: Thị trường mục tiêu của thương mại điện tử là giới trẻ, trong đó phần lớn là nhân viên văn phòng.

Đây là đối tượng có khả năng sử dụng thành thạo Internet và hầu hết có điện thoại di động. Với hình thức ví điện tử (mATM), các thuê bao di động đều có thể tạo một ví điện tử.

Họ sẽ được cấp một mã số bí mật và sử dụng khi cần mua sắm bất cứ thứ gì. Việc triển khai “ví điện tử” sẽ thông qua quá trình kết nối giữa ngân hàng - nhà cung cấp dịch vụ viễn thông - website thương mại điện tử của người bán lẻ và người sở hữu ví điện tử.

Còn rào cản

Theo Thống kê của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại), hiện có tới 98,3% doanh nghiệp Việt Nam có website giới thiệu công ty. Tuy nhiên, 62,5% các trang web này chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Số website cho phép đặt hàng qua mạng Internet là 27,4% song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến.

Ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Thương mại điện tử cho biết, những trở ngại về nhận thức của người dân và doanh nghiệp về thương mại điện tử đã khiến việc ứng dụng các loại hình thanh toán trực tuyến trở nên chậm chạp.

Rào cản tiếp theo phải đưa ra đó là ngày càng có nhiều tội phạm mạng ngày đêm nhòm ngó tới “ví tiền điện tử” của khách hàng. Đó chính là một trở ngại khiến thương mại điện tử chậm phát triển tại Việt Nam.

Để đảm bảo cho việc ứng dụng hiệu quả thương mại điện tử, trong đó có thanh toán trực tuyến, theo ông Nguyễn Tử Quảng - Giám đốc Trung tâm An ninh mạng (BKIS): Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cần chú trọng đến chính sách an ninh, quản lý thông tin nội bộ và quản lý mật khẩu.

Theo ông Quảng, vấn đề mấu chốt của an toàn thông tin mạng chính là con người. Nếu các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử đều quan tâm đến việc bảo mật thông tin ngay từ đầu thì sẽ tránh được những cuộc “tấn công” gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.

Theo Dan trí

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0