Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/03/2011
Tựa vào Net những ngày động đất, sóng thần

Vốn tin cậy một địa chỉ ảo cách đây 7 năm từ ngày đưa con sang Nhật Bản du học, trong những ngày chấn động ở xứ Mặt trời, anh Nam lại bấm vào địa chỉ này. Và từ đây, trang web lại gây cho anh những tình cảm ấm áp.

Trước khi hàng loạt thông tin về tình hình cũng như các phương án cứu trợ của các phía đến được với các du HS người Việt tại Nhật Bản, chính mạng xã hội đã bắc cầu kết nối, là người bạn đồng hành quan trọng.

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội Facebook liên kết tìm kiếm người thân vùng động đất ở Nhật thông tin liên tục được cập nhật.

Trên trang tìm kiếm người bằng tiếng Anh http://japan.person-finder.appspot.com/?lang=en có hai phần “tìm kiếm người” và “tôi có thông tin về ai đó”.


Cuộc sống ở Tokyo đã ổn  định trở lại. Ảnh Nguyễn Kiều Ngọc Linh – Du học sinh tại Nhật chụp tại quận Shibuya lúc 12 giờ trưa 15/3.

Bản tin của Hội Thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) với địa chỉ www.vysaip.org là điểm tựa tinh thần cho nhiều phụ huynh người thân. Thông tin về tên tuổi, trường học, tình trạng (an toàn hay chưa rõ tin tức) liên tục bổ sung.

Hai công cụ chat qua Skype hay Yahoo messenger là kênh giao tiếp gần như liên tục nhất.

Nếu không kể điện thoại liên tục bị mất sóng, hết pin thì đây chính là những phương tiện đã gắn kết, giúp người thân và gia đình của cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập tại Nhật Bản hữu hiệu.

Di chuyển qua nhiều địa điểm, Đỗ Quốc Việt, du học sinh tại Sendai luôn để nick yahoo của mình sáng đèn với những dòng trạng thái mô tả gắn gọn tình hình của mình và nhóm cùng đi để gia đình yên tâm.

Ấm áp với ‘ảo’

Trên Facebook lan truyền nhiều dòng trạng thái xúc động.

Đó có thể chỉ là dòng tin ngắn ngủi với số điện thoại liên hệ dài dằng dặc, là tiếng lòng khắc khoải của người thân mong ngóng tin con em mình.

“Bố mẹ già mong tin con, Saku Hiền điện thoại : 819075632675”; “Em rất mong mọi người giúp đỡ. Em có chị tên là Đào Bích Ngọc, chồng là người Nhật. Cả nhà em liên lạc với chị mà không được. Mong mọi người giúp đỡ em với ạ”.

Độc giả Tô Chinh với nickname sendai113@yahoo.com đã nhận được hàng phản hồi, hồi âm từ các bạn tại vùng tâm chấn Sendai và gia đình họ ở Việt Nam mong được giúp đỡ.

Cũng tương tự qua nick chat skype, anh Hồng Quang, một người đang làm việc tại Sendai đã nhận được nhiều cuộc gọi tới hỏi thăm tình hình của phụ huynh, những lo lắng về ảnh hưởng của chất độc phóng xạ đến nơi ở hiện tại của con em họ…

 “Với mạng xã hội như skype, mình thậm chí còn nhìn thấy hình ảnh động đất trực tiếp bên Sendai và chụp được ảnh tình hình ngay hôm 10/3” – Anh Tô Chinh cho biết.

 “Thậm chí, ngồi ở nhà, mình luôn có nhiều thông tin nhanh, chính xác về tình hình của các bạn đang ở vùng tâm chấn”.

Theo thông tin mới cập nhật của anh Tô Chinh, hiện gần 40 người ở Sendai đã chuẩn bị hành lý, đang tập hợp lại để chờ xe của Đại sứ quán Việt Nam tới đón vào hồi 12h đêm ngày 15/3.

Được mong đợi nhất hơn cả vẫn là những dòng thông báo liên tục cập nhật trên VYSA từng giờ từng phút.

Nắm bắt được điều này, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thậm chí đã đăng thông tin về chuyến đi của đoàn tới Fukushima và Sendai đón người trong ngày 16/3.

Để tránh tình trạng nghẽn mạng, VYSA còn lập tiếp một đường địa chỉ khác là http://vysajp.blogspot.com

Trong ngày 12/3, thông cảm với nỗi lo cháy ruột của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản và thân nhân của họ ở Việt Nam, nhóm cộng tác viên VYSA gồm: Bình Khiêm, Anh Minh, Minh Hằng, Lê Minh, Ngọc Tú,  Phước Đại, Quỳnh Anh, Thu Hồng, Ngọc Huyền, Thu Hương, Ngọc Ánh… tích cực cập nhật tình hình động đất, sống thần, hạt nhân và thông tin về người Việt từ 0.30 đến 22h. Việc làm có ích đó vẫn tiếp tục cho tới hiện nay.

Ngay sau khi có tiếng nổ lớn và khói bốc lên từ tổ máy số 1 nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima vào lúc 15h30  chiều 12/3, trang web đưa ngay thông tin: “Cảnh báo ở vùng Fukushima, nơi vừa xảy ra vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử”.

Ngày 15/3, , Hội Những nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu tài liệu “Sơ lược các ảnh hưởng của phóng xạ và cách phòng chống nhiễm xạ“ với lời tựa:

“Tài liệu 11 trang này cung cấp lượng thông tin súc tích, khái quát nhất về các khái niệm liên quan đến phóng xạ, cũng như các cách đề phòng nhiễm xạ hiệu quả nhất”.

Khi nỗi lo hạt nhân đang bùng lên ở Nhật Bản, thấy ngay bài nóng như thế này, hai cha con tôi và rất nhiều người bạn cảm thấy thật ấm lòng” - anh Ngọc Nam, phụ huynh ở Ô Chợ Dừa (Hà Nội) chia sẻ.

Theo www.vietnamnet.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0